xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nâng cao chất lượng dân số

ThS Hà Trọng Nghĩa - chuyên gia xã hội học dân số, Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP HCM)

Theo số liệu của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình - Bộ Y tế, hiện nay, cả nước có 33 tỉnh, thành phố có mức sinh cao (42% dân số) và 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp (39%). Trong đó, 2 vùng có mức sinh thấp hơn mức sinh thay thế là Đông Nam Bộ (1,56%) và đồng bằng sông Cửu Long (1,8%).

Trước tình hình mức sinh thay thế thấp kéo theo nhiều hệ lụy về cơ cấu dân số trong bối cảnh già hóa dân số tại nhiều địa phương đang diễn ra, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 01/2021/TT-BYT nhằm xây dựng chính sách, khuyến khích các tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, tiến tới nâng cao chất lượng dân số. Tuy nhiên, để xây dựng và thực thi chính sách dân số với mục tiêu tăng mức sinh ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam là điều rất khó khăn do nguồn lực của đất nước còn hạn chế. Nhưng trước hiện tượng già hóa dân số đang diễn ra buộc chúng ta phải nhanh chóng hành động. Dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, thiết nghĩ nước ta cần áp dụng một số giải pháp để khuyến sinh.

Thứ nhất, cần tập trung hỗ trợ người trực tiếp sinh con và nuôi con. Cụ thể, các chính sách khuyến khích sinh con ở Việt Nam thời gian tới nên tập trung hỗ trợ những người mẹ, đặc biệt là về công ăn việc làm trong giai đoạn hậu thai sản. Điều này vừa tiết kiệm ngân sách vừa phù hợp với truyền thống sinh con và nuôi dạy con ở Việt Nam hiện nay. Trong tương lai, khi nguồn lực đất nước dồi dào, các chính sách khuyến sinh sẽ mở rộng ra cho người cha hoặc người cùng chung sống với người mẹ để bảo đảm sự bình đẳng giới.

Thứ hai, phổ biến giá trị mới về gia đình. Thông thường, những nước càng hiện đại hóa, người dân có xu hướng kết hôn muộn, chậm sinh con, sinh ít con hoặc sống độc thân. Để khắc phục, các quốc gia phát triển, ví dụ Hàn Quốc, đã xây dựng chiến lược truyền thông nhằm đề cao giá trị gia đình, tạo tâm lý tự tin, tự hào về gia đình đông con. Việt Nam đang công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉ lệ gia đình hạt nhân và gia đình một con tăng cao đã làm lan truyền quan niệm về mô hình gia đình ít người như là một chuẩn mực văn hóa mới. Tuy nhiên, tâm lý thích sinh nhiều con vẫn tồn tại ngay ở các đô thị lớn, đặc biệt ở TP HCM. Do đó, Việt Nam có thể học hỏi cách làm của Hàn Quốc.

Thứ ba, tạo sự nhất quán nhưng linh hoạt trong chính sách khuyến khích sinh con. Đó là các chính sách khuyến khích sinh sản cần nhất quán và sự hỗ trợ phải thiết thực, lâu dài để tạo niềm tin nơi người dân.

Thứ tư, cởi mở hơn trong cách tiếp cận về quan điểm phát triển dân số. Các chính sách dân số của Việt Nam từ trước đến nay vốn thiên về sự kiểm soát dân số và can thiệp của nhà nước. Mặc dù điều đó phù hợp trong giai đoạn dân số đông và gia tăng mạnh trong quá khứ, có lẽ lúc này là thời điểm phù hợp để thay đổi. Trong đó xem xét chuyển hẳn sang giai đoạn cho phép sinh con theo nhu cầu của gia đình mà không giới hạn ở mức 2 con. Phạm vi áp dụng cần linh hoạt, có chọn lọc giữa các địa phương. Các khu vực đô thị có thể là nơi sẽ được áp dụng chính sách sinh con theo nhu cầu, các khu vực nông thôn vẫn áp dụng chính sách sinh tối đa 2 con. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo