xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngành giao thông xử lý hàng loạt vấn đề nóng

Văn Duẩn

Hôm nay (29-3), cơ quan chức năng công bố kết luận thanh tra BOT Ninh Lộc. Chưa quyết khi nào BOT Cai Lậy thu phí trở lại...

Hàng loạt vấn đề "nóng" như đề xuất cấm xe máy ở Hà Nội, TP HCM; kết quả thanh tra trạm thu phí BOT Ninh Lộc (tỉnh Khánh Hòa); bao giờ BOT Cai Lậy thu phí trở lại… đã được báo chí nêu ra tại buổi họp báo quý I/2019 của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vào chiều tối 28-3, ở Hà Nội.

Cần nhiều giải pháp đồng bộ

Trả lời báo chí về đề xuất hạn chế, cấm xe máy tại một số tuyến đường ở Hà Nội, TP HCM, ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải - Bộ GTVT, cho biết đây là một trong những giải pháp nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, đi đôi với việc hạn chế hay cấm phương tiện cá nhân như xe máy, nhà nước phải đáp ứng tốt nhu cầu vận tải công cộng cho người dân cũng như các dịch vụ đi kèm như bãi đỗ xe.

Cũng cho rằng việc xây dựng đề án hạn chế phương tiện cá nhân là cần thiết, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông lưu ý điều quan trọng là tổ chức giao thông. "Tổ chức giao thông có thể điều tiết tuyến này đi theo hướng này, loại xe này đi theo hướng kia… để làm sao vẫn bảo đảm nhu cầu đi lại của người dân mới là quan trọng bên cạnh lộ trình áp dụng" - ông Đông phân tích.

Ngành giao thông xử lý hàng loạt vấn đề nóng - Ảnh 1.

Việc hạn chế, cấm xe máy là cần thiết để giải quyết nạn kẹt xe và bảo vệ môi trường. Ảnh: GIA MINH

BOT Ninh Lộc: Sẽ công khai thời gian thu phí

Liên quan đến kết quả thanh tra đột xuất trạm thu phí BOT Ninh Lộc, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ, cho biết: "Đã kết thúc thanh tra hôm 27-3. Hôm nay (29-3), tổng cục sẽ ký ban hành kết luận thanh tra và có thông tin cụ thể tới báo chí. Cơ bản là nhà đầu tư chấp hành đúng quy định về việc lưu trữ dữ liệu, bảo đảm doanh thu".

Cũng theo ông Huyện, trong quá trình thanh tra BOT Ninh Lộc, đoàn công tác đã đề nghị những người dân từng đếm xe qua trạm cung cấp kết quả. "Bà con nói là ghi chép không đầy đủ nên đề nghị sau khi có số liệu thì thông báo với họ, cả về thời gian thu phí điều chỉnh. Do đó, cùng với báo cáo hằng tháng, hằng năm và kết quả thanh tra, chúng tôi sẽ chỉ đạo nhà đầu tư BOT thông báo công khai trên bảng điện tử tại trạm thu phí" - ông Huyện nói.

Trả lời câu hỏi của báo chí về việc bao giờ thu phí trở lại với BOT Cai Lậy, ông Nguyễn Viết Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Đối tác công - tư (PPP), cho biết ngày 14-3, tỉnh Tiền Giang và Bộ GTVT đã thống nhất ngày 25-3 thu phí trở lại và miễn giảm từ 5 km lên 10 km; từ 8 xã, phường lên 31 xã, phường. Thế nhưng, đến nay, chủ đầu tư, địa phương và Bộ GTVT chưa thống nhất được phương tiện miễn giảm vì số lượng nhiều. Khi nào công tác này hoàn thành sẽ tổ chức thu lại.

Rà soát các hợp đồng BOT

Cũng trong ngày 28-3, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật đã chủ trì cuộc họp rà soát công tác kiểm soát doanh thu tại các trạm thu phí BOT trên toàn quốc. Theo đó, để khắc phục những vấn đề còn vướng mắc trong các hợp đồng BOT, Thứ trưởng Nguyễn Nhật yêu cầu Vụ PPP rà soát lại tất cả nội dung hợp đồng của các dự án BOT đã ký kết giữa Bộ GTVT và nhà đầu tư. Những nội dung trong hợp đồng còn bất cập, chưa thực hiện được, Vụ PPP và các cơ quan liên quan phải nghiên cứu để đưa ra phương án xử lý.

Liên quan đến quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của các trạm BOT trong Thông tư 49/2016 của Bộ GTVT, ông Nhật yêu cầu Tổng cục Đường bộ khẩn trương nghiên cứu sửa đổi một số quy định còn bất cập. Trong khi chờ sửa đổi Thông tư 49/2016, các nhà đầu tư BOT phải thực hiện nghiêm những quy định đang có hiệu lực, đặc biệt là công tác giám sát doanh thu của các trạm BOT.


Chi phí logistics làm giảm năng lực cạnh tranh

Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo công bố báo cáo "Nâng cao hiệu quả ngành vận tải đường bộ Việt Nam và Chiến lược phát triển bền vững ngành vận tải đường thủy nội địa Việt Nam" do Ngân hàng Thế giới (WB) phối hợp với Bộ GTVT tổ chức sáng 28-3 ở Hà Nội.

Bà Yin Yin Lam, chuyên viên cao cấp ngành GTVT của WB, cho biết vận tải đường bộ của Việt Nam hiện chiếm khoảng 77% tổng lượng vận chuyển hàng hóa. Trong khi đó, chi phí logistics ở Việt Nam chiếm gần 21% tổng GDP, cao hơn so với hầu hết các nước trong khối ASEAN.

WB khuyến nghị Việt Nam cần đầu tư kết cấu hạ tầng để giảm tình trạng tắc nghẽn giao thông; thúc đẩy việc sử dụng vận tải container bằng sà lan để tăng mức sử dụng vận tải đường thủy nội địa; xúc tiến mạnh hơn nữa việc phát triển vận tải ven biển trên tuyến đường Bắc - Nam.

Báo cáo về thực trạng ngành đường thủy nội địa của Việt Nam, đại diện WB thông tin hiện chỉ có 29% tuyến đường thủy quốc gia có khả năng vận hành sà lan trọng tải ít nhất 300 DWT. WB đề nghị ngành GTVT khuyến khích đầu tư từ khối tư nhân vào hệ thống cảng, còn ngân sách nhà nước tập trung đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo