xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

NGUỒN TIỀN BÁN VÉ THAM QUAN DI SẢN, DI TÍCH: Tỉnh muốn giữ lại, bộ bảo phải nộp!

TRẦN THƯỜNG - MINH CHIẾN

Bộ Kế hoạch và Đầu tư "tuýt còi" trước đề xuất của UBND tỉnh Quảng Nam về cơ chế đặc thù - không đưa toàn bộ tiền thu vé tham quan phố cổ Hội An vào ngân sách - để bảo tồn di sản

Sau 20 năm được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, đô thị cổ Hội An (Quảng Nam) trở thành điểm du lịch nổi tiếng thu hút khách trong và ngoài nước. Riêng 6 tháng đầu năm 2019, khoảng 3 triệu lượt khách đã đến tham quan, lưu trú tại Hội An, tăng 15,62% so với cùng kỳ. Doanh thu du lịch ước đạt 2.200 tỉ đồng. Năm 2018, doanh thu từ bán vé tham quan phố cổ đạt hơn 266 tỉ đồng.

Trả lời phóng viên Báo Người Lao Động ngày 14-10, ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết UBND tỉnh vừa gửi đề án cơ chế, chính sách đặc thù bảo tồn, phát triển, phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới đô thị cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam. Theo đề án này, tỉnh đề xuất 100% tiền vé thu được không đưa vào cân đối ngân sách, không chi tiền lương, tiền thưởng mà dành hết cho công tác trùng tu, bảo tồn, phát huy di sản. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đang giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) xem xét đề án mà tỉnh Quảng Nam trình. Bộ KH-ĐT có văn bản lấy ý kiến các bộ về những nội dung mà tỉnh đề xuất.

Nguồn tin từ Bộ KH-ĐT ngày 14-10 cho biết bộ vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ góp ý về đề án này. Bộ KH-ĐT cho rằng đối với khoản thu phí tham quan, sau khi khấu trừ chi phí hoạt động được khoán, phần còn lại nộp ngân sách nhà nước theo quy định. Do đó, bộ đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam căn cứ dự toán thu - chi ngân sách địa phương trình HĐND cấp tỉnh, quyết định ưu tiên bố trí ngân sách để đầu tư, tôn tạo, sửa chữa phố cổ Hội An.

NGUỒN TIỀN BÁN VÉ THAM QUAN DI SẢN, DI TÍCH: Tỉnh muốn giữ lại, bộ bảo phải nộp! - Ảnh 1.

Phố cổ Hội An là điểm đến yêu thích của du khách trong và ngoài nướcẢnh: TRẦN THƯỜNG

Giải thích về điều này, Bộ KH-ĐT dẫn khoản 1 điều 7 của Luật Ngân sách nhà nước nêu rõ: "Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật được tổng hợp đầy đủ vào cân đối ngân sách nhà nước, theo nguyên tắc không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể. Trường hợp có khoản thu cần gắn với nhiệm vụ chi cụ thể theo quy định của pháp luật thì được bố trí tương ứng từ các khoản thu này trong dự toán chi ngân sách để thực hiện".

Bộ KH-ĐT cũng dẫn điều 12 của Luật Phí, Lệ phí quy định: "Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện phải nộp vào ngân sách nhà nước, trường hợp cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí thì được khấu trừ, phần còn lại nộp ngân sách nhà nước. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện được để lại một phần hoặc toàn bộ số tiền phí thu được để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí trên cơ sở dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, phần còn lại nộp ngân sách nhà nước".

Qua tổng hợp ý kiến góp ý của bộ, ngành liên quan, Bộ KH-ĐT nhận thấy một số đề nghị của tỉnh đã được quy định tại pháp luật hiện hành nhưng một số chính sách đề xuất chưa được tỉnh giải trình, làm rõ hoặc chưa kiến nghị cụ thể. Do đó, bộ đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam căn cứ ý kiến của bộ và góp ý của các bộ - ngành khác để rà soát lại các cơ chế, chính sách đề xuất cho phù hợp.

Trước việc Bộ KH-ĐT viện dẫn một số luật quy định tiền thu vé tham quan phải nộp ngân sách, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu khẳng định: "Có thể luật này quy định thế này, luật kia quy định thế khác, không khớp nhau nên Bộ KH-ĐT đang hỏi ý kiến các bộ - ngành, thẩm tra các quy định trong luật để báo cáo Chính phủ. Tỉnh đang viện dẫn theo Luật Di sản văn hóa, trong đó quy định địa phương nào có nguồn thu từ di tích thì để lại trùng tu. Tâm tư, nguyện vọng của tỉnh Quảng Nam là muốn để lại để trùng tu, còn cho phép hay không là việc của trung ương" - ông Đinh Văn Thu nói.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hội An, cho biết lâu nay toàn bộ tiền vé thu được, Hội An dành 30% để chi trả các hoạt động thu vé; 50% số tiền dành để trùng tu, tôn tạo, phát huy di sản; 50% nộp vào ngân sách tỉnh để cân đối nguồn tiền lương. Vừa qua, tỉnh Quảng Nam đề xuất giữ lại 100% tiền vé phục vụ trùng tu, tôn tạo, phát huy di sản Hội An. Tuy nhiên, theo Nghị định 109 quy định về bảo vệ và quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam thì 100% tiền vé được để lại cho địa phương để tu bổ di tích. 

Theo Bộ KH-ĐT, một số chính sách, cơ chế mà tỉnh Quảng Nam đề xuất cần phải tiếp tục nghiên cứu và làm rõ. Cụ thể, chính sách về hỗ trợ vay không lãi suất có thời hạn hoặc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với các hộ nông dân để tu bổ các di tích xuống cấp trong khu phố cổ; cơ chế cho phép miễn thuế nhập khẩu ưu đãi đối với nguồn gỗ nhập khẩu để thực hiện tu bổ di tích; về chính sách hỗ trợ vốn đầu tư công...
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo