xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhói lòng trước vùng sạt lở dọc sông Đồng Nai

X.Hoàng

(NLĐO)- Dọc sông Đồng Nai, từ hạ nguồn qua TP Biên Hòa đến thượng lưu, nhiều đoạn bờ sông bị khoét lở toang hoác, đất đai nhà cửa trôi xuống sông.

Sông Đồng Nai đi qua tỉnh Đồng Nai hiện nhiều vùng đang sạt lở ngày càng phức tạp. Nhiều diện tích đất đai, hoa màu, tài sản của người dân ở ven sông, ở các cù lao tiếp tục bị đe dọa. Trong khi tình trạng sạt lở phía thượng nguồn, cả đoạn qua Vườn Quốc gia Cát Tiên, diễn ra từng ngày thì đoạn từ huyện Vĩnh Cửu đến TP Biên Hòa về phía hạ lưu sạt lở cũng nghiêm trọng không kém.

Ở đoạn sông chảy qua xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, nhiều khu vực bờ sông biến thành bờ vực dựng đứng, đất đai hoa màu của người dân bị kéo tuột xuống sông. Vườn tược nhiều nơi bị "gặm" sâu hàng chục mét. Có nơi nhà dân bị xô đổ xuống sông, còn lại những bức tường loang lổ. Nơi khác, vài căn nhà hoang còn lại… nửa căn, chênh vênh bên bờ vực trông thật thảm hại.

Nhói lòng trước vùng sạt lở dọc sông Đồng Nai - Ảnh 1.

Nhiều vùng sông Đồng Nai rơi vào thảm họa

Dọc sông, để giữ đất, người dân phải dùng cừ tràm đóng kè hoặc trồng các loại cây dưới nước để ngăn sạt lở. Nhà có điều kiện thì xây kè xi măng để giữ vườn. Thế nhưng, vẫn không thể chống đỡ với miệng hà bá quái ác.

Từ đầu sông, tỉnh Lâm Đồng đến đoạn qua tỉnh Bình Dương đến TP Biên Hòa về huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai hiện có hàng chục điểm sạt lở nghiêm trọng. Đoạn qua các xã, phường Hóa An, Bửu Hòa, Hiệp Hòa (cù lao Phố), tình trạng sạt lở khiến người dân khóc ròng.

Người dân Cù lao Phố than thở rằng đất đai, tài sản của họ đang bị dòng nước "gặm" từng ngày mà không có cách nào khắc phục. Cụ ông Lê Văn Chín (84 tuổi, ngụ ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa) cho biết trước đây ranh đất của gia đình ông kéo dài ra phía ngoài sông khoảng 30 m và trồng nhiều cây trái nhưng bây giờ chỉ còn là dòng nước mênh mông, quặn đục. "Dòng sông ngày xưa êm đềm, giờ chỉ thấy cảnh xói lở, mất mát…" - cụ ông nói.

Ông Trần Thế Hùng cũng ở cù lao Hiệp Hòa nhận xét ngày trước tốc độ sạt lở chậm nhưng mấy năm trở lại đây nhanh đột biến, nhà nào có đất ven sông cũng đều phải bỏ hàng trăm triệu đồng đổ đất đá, đóng cọc, làm kè nhưng đều không xuể.

Chính quyền địa phương cho rằng việc khai thác cát tràn lan là một trong những nguyên nhân dẫn đến sạt lở nghiêm trọng như hiện nay. "Đề nghị các ngành chức năng xử lý triệt để tình trạng bơm hút cát trái phép trên địa bàn để bà con ổn định đời sống, an tâm sản xuất" - ông Lê Hoàng Long, Phó chủ tịch UBND xã Bình Lợi nói.

Xác nhận tình trạng sạt lở diễn ra quanh cù lao, chính quyền xã Hiệp Hòa cho hay nếu so sánh với bản đồ địa chính thành lập năm 1993 thì hiện nay nhiều điểm trên cù lao đã bị ăn sâu vào từ 20 đến 30 m, và hầu hết chu vi cù lao đều bị ảnh hưởng. Chủ tịch UBND xã Hiệp Hòa, ông Triệu Trung Tính cho hay hiện chưa có giải pháp căn cơ nào để ngăn sạt lở, giữ đất cù lao. 

"Chúng tôi đề nghị phải có đề án đánh giá tổng thể tình trạng sạt lở để đưa ra được giải pháp căn cơ, lâu dài", ông Tính nói.

UBND tỉnh Đồng Nai nhiều năm trở lại đây cũng đánh giá tình trạng sạt lở dọc sông Đồng Nai là nghiêm trọng, cần có giải pháp căn cơ để bảo vệ sông, bảo vệ tài sản người dân.

Một số hình ảnh khi phóng viên đi thuyền theo dọc sông Đồng Nai ghi lại:

Nhói lòng trước vùng sạt lở dọc sông Đồng Nai - Ảnh 2.

Nơi thượng nguồn, thuộc ranh giới huyện Tân Phú (Đồng Nai) và Cát Tiên (Lâm Đồng) vườn trôi sông lở vì khai thác cát

Nhói lòng trước vùng sạt lở dọc sông Đồng Nai - Ảnh 3.

Một thời gian dài, các ghe tàu núp dưới dự án khai thác cát làm tan nát cả dòng sông

Nhói lòng trước vùng sạt lở dọc sông Đồng Nai - Ảnh 4.

Người dân mất đất chảy nước mắt nhìn hoa màu trôi xuống dòng sông lở

Nhói lòng trước vùng sạt lở dọc sông Đồng Nai - Ảnh 5.

Dọc xuống phía dưới qua huyện Định Quán, Vĩnh Cửu và Tân Uyên của Bình Dương cũng sạt lở tan hoang

Nhói lòng trước vùng sạt lở dọc sông Đồng Nai - Ảnh 6.

Đoạn qua thị xã Tân Uyên, nơi có nhiều vườn tược, bờ sông thành vực thẳm

Nhói lòng trước vùng sạt lở dọc sông Đồng Nai - Ảnh 7.

Cảnh tan hoang thảm thương

Nhói lòng trước vùng sạt lở dọc sông Đồng Nai - Ảnh 8.

Nơi mới, nơi cũ

Nhói lòng trước vùng sạt lở dọc sông Đồng Nai - Ảnh 9.

Nhà đã trôi sông, nhà bị đe dọa

Nhói lòng trước vùng sạt lở dọc sông Đồng Nai - Ảnh 10.

Khiến người dân phải chịu bỏ của chạy lấy người

Nhói lòng trước vùng sạt lở dọc sông Đồng Nai - Ảnh 11.

Lở loét

Nhói lòng trước vùng sạt lở dọc sông Đồng Nai - Ảnh 12.

Vườn và nhà cửa không thể níu giữ

Nhói lòng trước vùng sạt lở dọc sông Đồng Nai - Ảnh 13.

Có những đoạn sạt lở thành vực kéo dài hàng trăm mét

Nhói lòng trước vùng sạt lở dọc sông Đồng Nai - Ảnh 14.

Có nhiều nơi người dân tự bỏ tiền làm kè, trồng cây chịu nước để giữ đất nhưng có nơi đành bỏ mặc

Nhói lòng trước vùng sạt lở dọc sông Đồng Nai - Ảnh 15.

Có khu vườn bị hà bá "ăn" hàng chục mét

Nhói lòng trước vùng sạt lở dọc sông Đồng Nai - Ảnh 16.

Mặc kệ sông!

Nhói lòng trước vùng sạt lở dọc sông Đồng Nai - Ảnh 17.

Bờ kè thuộc xã Tân Hạnh, TP Biên Hòa bị cuốn trôi, một góc chợ và nhà dân đổ xuống sông

Nhói lòng trước vùng sạt lở dọc sông Đồng Nai - Ảnh 18.

Ông Lê Văn Chín (84 tuổi, ngụ cù lao Hiệp Hòa) nói: "Nhà tôi hổi ngoài đó kìa, vườn tôi ngoài đó kìa, mất hết rồi"

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo