xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những con hẻm biết nói

GIA MINH - SỸ HƯNG

Cơ hội làm ăn mở ra khi hẻm thành đường nên không ít cư dân tiếc nuối nói rằng: Biết vậy thì đã "năn nỉ" địa phương làm sớm

Đường Cô Giang (phường 2, quận Phú Nhuận, TP HCM) trước đây chỉ là con hẻm nhỏ chật chội, trong khi dân cư ngày càng đông đúc nên việc đi lại, sinh hoạt rất khó khăn. Ai cũng thấy bức bối nhưng khi được chính quyền vận động, không phải ai cũng đồng tình ngay. "May nhờ chính quyền kiên trì vận động, nói rõ thiệt hơn mà hiện nay chúng tôi mới sướng như vầy" - bà Nguyễn Thị Thể (78 tuổi) chia sẻ.

Chuyện người trong cuộc

Bà Nguyễn Thị Thể là chủ nhà số 30 Cô Giang, phường 2, quận Phú Nhuận. Bà kể gia đình bà là một trong những hộ đầu tiên xung phong hiến đất biến hẻm thành đường. Phong trào này có hơn chục năm trước ở địa phương và riêng tại đường Cô Giang, chính quyền kiên trì tổ chức các buổi họp dân phố, vận động nên sau đó người dân đều đồng tình cắt một phần diện tích nhà để mở rộng. Nhà bà Thể có bề ngang khoảng 6 m, dài 20 m và xây sát mép đường. Khi cắt đất trước nhà, gia đình bà phải tháo dỡ một phần và xây lại. "Rất phân vân, tuy nhiên được sự kiên trì vận động và để con hẻm thành đường rộng hơn vì lợi ích chung cũng như thuận tiện cho cả sinh hoạt, đi lại của cả nhà nên gia đình tôi đều đồng tình" - bà Thể nhớ lại.

Những con hẻm biết nói - Ảnh 1.

Mặt tiền các căn nhà khang trang sau khi bà con đồng loạt lùi khoảng 1,5 - 2 m hiến đất để con hẻm biến thành đường Cô Giang Ảnh: GIA MINH

Đi sâu vào đường Cô Giang, mặt tiền các căn nhà thẳng tắp sau khi bà con đồng loạt lùi khoảng 1,5 - 2 m hiến đất để con hẻm biến thành đường. Để con hẻm không có nhà "siêu mỏng", một hộ dân đã tình nguyện hiến thêm 2 m chiều dài sau khi đã hiến phần của mình, để con hẻm đồng bộ. "Chuyện này là chuyện tình nghĩa nhất mà cán bộ và cư dân nơi đây đã làm được" - bà Thể kể lại.

Theo những hộ dân nơi đây, nhiều năm nay, sau khi hẻm được mở rộng thành đường, không chỉ sinh hoạt, đi lại tốt hơn mà đời sống, kinh doanh buôn bán cũng đổi thay từng ngày. Khu chợ ở cụm dân cư này ngày càng tấp nập, nhiều hộ dân hiện cho các tiểu thương thuê phần trước hoặc trực tiếp mở các quầy hàng, buôn bán nhộn nhịp. Nhiều điểm bán tạp hóa lớn, các cửa hàng điện tử, thời trang, salon tóc... cũng liên tục mọc lên nhờ con đường được mở rộng, nhu cầu mua bán cao.

"Trước đây, con hẻm bề rộng chỉ khoảng 3 m, không chỉ chật hẹp mà còn ẩm thấp nên gần như không bán buôn được gì. Đường mở rộng ra và đời sống của bà con cũng đổi thay từng ngày" - ông Nguyễn Văn Khánh, ngụ đường Cô Giang, chia sẻ.

Bản thân gia đình ông Khánh, từ ngày hẻm thành đường, chỉ tính riêng việc cho thuê mặt bằng cũng đã đủ nuôi sống 4 người. Theo ông Khánh, cả chục năm qua, tiền lương của ông luôn nguyên vẹn, dư sức lo cho tuổi già mà không cần cậy nhờ con cháu về chuyện tiền bạc khi đau bệnh.

Đời sống người dân ngày càng tốt hơn

Rất nhiều con hẻm trên đường Trần Văn Đang (quận 3), trước đây bề rộng cũng chỉ chừng 2-3 m nhưng từ khi hiến đất "khơi thông" hẻm nhỏ, cuộc sống của người dân trong những con hẻm này ngày càng khởi sắc. "Không cần nhìn đâu xa, chỉ cần nhìn vào các căn nhà khang trang trong hẻm thì đủ thấy cuộc sống của chúng tôi thế nào sau khi mở rộng hẻm rồi nhé" - ông Lê Minh Trí (62 tuổi, cư dân trong con hẻm 205 Trần Văn Đang) so sánh.

Theo ông Trí, các con hẻm khang trang đã nói lên tất cả những gì mà địa phương nơi đây đã làm được cho người dân.

Không chỉ ở nội thành, các con hẻm ở ngoại thành sau khi được mở rộng thì đời sống, lối sống của cư dân cũng thay đổi rõ nét.

Là người đầu tiên đồng ý hiến hàng chục mét đất, bà Trương Thị Thúy (nhà số 26C đường số 10, phường Linh Trung, quận Thủ Đức) tỏ ra phấn khởi từ khi con hẻm nhỏ chỉ hơn 2 m trở thành đường số 10 khoảng 8 m với vỉa hè và cống thoát nước. Theo bà Thúy, gia đình bà sinh sống ở đây lâu nên hiểu được cuộc sống khổ sở của bà con khi phải hứng chịu cảnh ô nhiễm vì ngập. Sau khi hiến đất, diện tích căn nhà nhỏ hơn nhưng bà rất vui vì đường sá giờ cao ráo, sạch sẽ.

Hơn tất cả, từ khi hẻm thành đường thì giá nhà, giá đất tăng vùn vụt. Bà Thúy cho rằng việc nhà nước và nhân dân cùng nhau mở rộng hẻm là chủ trương vô cùng thiết thực, ngoài chỉnh trang đô thị còn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. "Giờ những con hẻm chưa mở rộng là người dân thiệt rất nhiều" - bà Thúy nhìn nhận .

Bà Nguyễn Thị Nhung (hàng xóm bà Thúy) đưa tay chỉ các em học sinh đang trên đường đi học về nói vui: "Các cháu học sinh những trường học gần đây cũng bớt cực nhọc rồi. Bởi giờ không còn cảnh dắt xe đạp trên con đường ngập gần nửa bánh xe như vài ba năm trước".

Theo ông Trần Quốc Hưng - Chủ tịch UBND phường Linh Trung, quận Thủ Đức - con đường số 10 bao năm nay chỉ rộng khoảng vài mét, thường xuyên ngập nặng, nước ngoài đường tràn vào nhà khiến cuộc sống người dân bị đảo lộn. Trước tình hình đó, phường đã vận động 52 hộ dân hiến đất để mở rộng đường, lắp cống thoát nước... Hầu hết các hộ dân đều đồng ý hiến đất mở con đường rộng 5 m (ngay khúc cua rộng hơn cả chục mét). Từ đó đến nay, con đường này không còn cảnh ngập nước, trở nên sạch đẹp, cuộc sống người dân được cải thiện. 

Việc nhà nước và nhân dân cùng nhau mở rộng hẻm là chủ trương vô cùng thiết thực, ngoài chỉnh trang đô thị còn mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Giờ những con hẻm chưa mở rộng là người dân thiệt rất nhiều".

Bà TRƯƠNG THỊ THÚY - ngụ nhà số 26C đường số 10, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP HCM

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 7-9

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo