Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo tên thật là Nguyễn Vĩnh Bảo, sinh ra trong một gia đình Nho học yêu thích đờn ca tài tử tại Đồng Tháp. Nhờ nền tảng từ bé cộng thêm sự mày mò, nghiên cứu trong nhiều năm, ông đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong vai trò nhạc sư, nhà nghiên cứu âm nhạc, giáo sư giảng dạy âm nhạc truyền thống vừa là nhạc sĩ trình tấu, kiêm nghệ nhân đóng đàn. Ông cải tiến đàn tranh từ 16 dây thành đàn 17, 19 và 21 dây với kích thước và âm vực rộng hơn.
Sinh thời, nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo mong mỏi được truyền bá kiến thức, các công trình nghiên cứu của mình đến nhiều người trẻ với mong muốn gìn giữ, quảng bá nét đẹp của nhạc cổ truyền. Ông cũng đã từng ra mắt sách, diễn thuyết giới thiệu và trình tấu âm nhạc dân tộc Việt Nam ở nhiều nơi trên thế giới.
Năm 1972, ông cùng GS-TS Trần Văn Khê diễn tấu ghi âm đĩa Nhạc tài tử Nam bộ cho hãng Ocora và UNESCO tại Paris (Pháp). Ông được mệnh danh là "Đệ nhất danh cầm", hay "Báu vật của đờn ca tài tử" cùng với GS-TS Trần Văn Khê, NSND Bảy Bá (soạn giả Viễn Châu), danh cầm Ba Tu, Năm Vĩnh... có công truyền bá bộ môn nghệ thuật truyền thống trong nước lẫn quốc tế.
Lễ viếng nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo bắt đầu từ 10 giờ ngày 8-1 đến 10 giờ ngày 10-1-2021 tại Câu Lạc bộ Hưu trí TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Dưới đây là một số hình ảnh trong ngày đầu lễ tang nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo:
Nhiều đoàn đến viếng nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong chia sẻ với báo chí tại lễ tang nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo
Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Thị Kim Loan viết sổ tang
Di ảnh và những quyển sách tưởng nhớ nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu động viên người thân nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo
Con cháu nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo
Cây đàn của nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo từng sử dụng
Là người gần gũi với nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo từ lúc còn làm Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chia sẻ về những kỷ niệm đối với nhạc sư
Bình luận (0)