xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

NÍN THỞ BÊN MIỆNG HÀ BÁ (*): Chặn sạt lở từ gốc

CÔNG TUẤN

Để hạn chế khan hiếm cát xây dựng và khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông ngày càng nghiêm trọng, các chuyên gia cho rằng đã đến lúc phải tìm vật liệu khác thay thế cát "truyền thống"

Gần đây, do nhu cầu cát xây dựng tăng khiến giá loại nguyên liệu này cũng tăng chóng mặt. Theo dự báo, nếu như năm 2015, nhu cầu sử dụng cát chỉ vào khoảng 92 triệu m3 thì năm 2020 sẽ tăng lên đến 130 triệu m3. Trong khi đó, tổng tài nguyên cát của Việt Nam ước chỉ khoảng 2,3 tỉ m3. Với tình hình phát triển xây dựng như hiện nay, khoảng 15 năm nữa, nguồn cát sẽ không còn để khai thác.

Giá cát liên tục tăng

Tại TP Cần Thơ, hiện giá cát sông dùng để san lấp nền được các doanh nghiệp, cơ sở san lấp mặt bằng bán ra từ 100.000 - 130.000 đồng/m3. Tuy nhiên, để có được nguồn cát kịp thời, không ít người dân phải dài cổ chờ. Ông Võ Văn Còn - một hộ dân ở quận Cái Răng, TP Cần Thơ - than vãn: "Tôi đã thỏa thuận giá bơm cát với một doanh nghiệp san lấp mặt bằng là 110.000 đồng/m3. Họ hứa cho ghe đến bơm nhưng sau đó cứ hẹn hết ngày này đến ngày khác vì cát về không kịp".

Đồng Tháp và An Giang vốn có nhiều mỏ cát nhưng giá cát san lấp cũng ở mức trên dưới 100.000 đồng/m3. Trong khi đó, giá cát dùng cho bê-tông từ 500.000 đồng/m3 trở lên (tăng gấp 3-4 lần so với cách nay vài năm) nhưng vẫn luôn trong tình trạng khan hiếm.

NÍN THỞ BÊN MIỆNG HÀ BÁ (*): Chặn sạt lở từ gốc - Ảnh 1.

Dây chuyền rửa cát sạch của Công ty Phan Thành Ảnh:

THANH TRUNG

Theo TS Thái Duy Sâm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam, người dân có thói quen sử dụng cát tự nhiên được khai thác từ các mỏ cát sông. Trong khi đó, việc khai thác cát sông tràn lan không theo quy hoạch đã gây hậu quả nghiêm trọng ở nhiều địa phương, trong đó có sạt lở. Hiện tại, nguồn cát tự nhiên đang ngày càng khan hiếm vì việc bồi lắng, tái tạo các mỏ cát bị hạn chế do việc đầu tư các công trình thủy điện ở thượng nguồn.

Trước tình hình này, TS Sâm cho rằng đã đến lúc sử dụng vật liệu thay thế cát sông trong xây dựng là việc cấp bách. Bởi lẽ trên thế giới, khai thác cát, sỏi được triển khai rất nhiều ngoài khu vực các dòng sông hiện đại. Vật liệu xây dựng thay cát được tạo ra từ các loại đá sẽ có hiệu quả lớn hơn rất nhiều so với khai thác cát lòng sông.

Cũng theo TS Sâm, việc sử dụng các nguyên liệu thay thế cát đã được ứng dụng từ khoảng 10 năm nay, đó là cát nghiền, tro, vỉ, thạch cao… Các loại nguyên liệu này vẫn bảo đảm các công năng như cát nhưng do thói quen sử dụng cát tự nhiên nên người dân vẫn chưa sử dụng nhiều các nguyên liệu thay thế.

Mới đây, Viện Vật liệu xây dựng cũng đã nghiên cứu công nghệ sản xuất cát nghiền từ đá và từ phế thải xây dựng có giá rẻ hơn gần 20% so với giá cát tự nhiên. Nơi đây đã biên soạn tiêu chuẩn sản phẩm và hướng dẫn sử dụng cát nghiền và được nhiều công trình sử dụng có hiệu quả như thủy điện Sơn La, thủy điện Lai Châu...

Biến cát biển thành cát sạch

Trước tình trạng cát xây dựng ngày càng cạn kiệt, cát khai thác nằm sâu dưới lòng sông lẫn nhiều tạp chất gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình, mới đây, Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Vận tải Phan Thành, (Công ty Phan Thành; TP Cần Thơ) đã chế tạo thành công thiết bị vừa làm sạch cát vừa phân loại cát sạch đáp ứng cho nhu cầu sử dụng bê-tông và vữa.

Quá trình làm sạch cát của hệ thống này rất đơn giản. Cát lấy từ mỏ về để vào hệ thống sàng lọc, tách tạp chất. Cát sạch được lắng dưới đáy hầm thu, sau đó được phơi trên nền bê-tông, thí nghiệm độ sạch và kích cỡ thành phần hạt để xác định chủng loại chất lượng cung cấp theo yêu cầu của khách hàng. Cát sau khi xử lý qua hệ thống sàng rửa, tỉ lệ bụi cát còn lại nhỏ hơn 0,8%. "Thay vì cát dùng cho san lấp gây lãng phí tài nguyên cát thì qua thiết bị xử lý sẽ cho ra cát xây dựng sạch, phần còn lại dùng cho san lấp" - ông Võ Tấn Dũng, Giám đốc Công ty Phan Thành, cho biết.

Ngoài ra, Công ty Phan Thành còn nghiên cứu thành công thiết bị chế biến xử lý cát nhiễm mặn, cát biển và được Viện Công nghệ bê-tông (thuộc Viện Khoa học Công nghệ xây dựng - Bộ Xây dựng) chứng kiến, thẩm định.

Mới đây, Trung tâm Tư vấn chống ăn mòn và Xây dựng - Viện Khoa học Công nghệ xây dựng đã có kết quả thí nghiệm đối với mẫu cát nước mặn sau xử lý thành cát sạch để phục vụ trong xây dựng. Theo đó, mẫu cát nước mặn lấy tại các mỏ cát ở Bình Thuận, Móng Cái, Bà Rịa - Vũng Tàu… có mức độ nhiễm mặn khoảng 0,255% nhưng qua xử lý bởi thiết bị công nghệ của Công ty Phan Thành, độ nhiễm mặn chỉ còn 0,005%. Từ kết quả thí nghiệm này, Trung tâm Tư vấn chống ăn mòn và Xây dựng nhận xét mẫu cát nhiễm mặn qua xử lý bởi công nghệ Công ty Phan Thành là mẫu cát nằm trong vùng cốt liệu vô hại.

Ngoài ra, kết quả thử nghiệm tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Cần Thơ cũng cho thấy mẫu cát nhiễm mặn qua xử lý bởi công nghệ của Công ty Phan Thành chỉ còn hàm lượng clorua 0,004%-0,003%. Đây được xem là đơn vị đầu tiên của cả nước xử lý thành công cát nhiễm mặn thành cát phục vụ xây dựng.

"Việc nghiên cứu thử nghiệm và ứng dụng xử lý cát nhiễm mặn thành cát sạch sẽ góp phần tiết kiệm chi phí vận chuyển cát mua từ nơi khác đến; tận dụng nguồn tài nguyên tại chỗ, giải quyết vấn nạn khan hiếm cát xây dựng hiện nay cũng như giảm giá thành cát xây dựng bởi công nghệ của Công ty Phan Thành ứng dụng với quy mô công nghiệp với công suất bình quân từ 150 - 200 m3 cát/giờ" - ông Dũng nói thêm.

Đẩy mạnh sử dụng vật liệu thay thế cát

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 452/2017 phê duyệt đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong các công trình xây dựng. Quyết định này khi thực hiện sẽ bảo vệ môi trường và giảm sử dụng tài nguyên. Mục tiêu là đến năm 2020, phải xử lý và sử dụng khoảng 75 triệu tấn tro, xỉ, thạch cao vào sản xuất vật liệu xây dựng.

Tro xỉ, tro bay từ nhà máy nhiệt điện cũng là nguồn vật liệu phổ biến để thay thế xi-măng cũng như cát trong chế tạo bê-tông. Ngoài ra, nguồn xỉ đồng có thể thay thế 50% lượng cát để chế tạo bê-tông mà vẫn bảo đảm được các yêu cầu kỹ thuật.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo