Làng nghề chế tác đá mỹ nghệ huyện Vĩnh Lộc nằm tập trung chủ yếu tại 2 xã Vĩnh Thịnh và Minh Tân (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) với khoảng 130 cơ sở, hoạt động ngay sát Quốc lộ 217. Đây là làng nghề truyền thống về chế tác đá lớn nhất Thanh Hóa, được hình thành từ lâu.
Làng đá mỹ nghệ huyện Vĩnh Lộc
Khi tới làng nghề, điều dễ dàng nhận thấy ở đây là nhà cửa, cây cối đều phủ một màu trắng nhờn nhợt từ bụi đá. Cả một đoạn đường dài khoảng 1 km sát Quốc lộ 217 các xưởng chế tác đá tràn ngập dọc 2 bên đường.
Những sản phẩm từ đá như các pho tượng, bảng biển, phù điêu… được bày tràn lan sát đường; những âm thanh chát chúa, hỗn tạp được phát ra từ máy xẻ đá, máy mài, cưa, xẻ, tiếng đục đẽo… huyên náo cả một vùng.
Nghề chế tác đá mỹ nghệ nơi đây không những tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, giúp nhiều gia đình thoát nghèo, thậm chí có người đã trở thành "tỉ phú". Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường tại đây đang là bài toán nan giải.
Làng nghề này nằm ngay sát Quốc lộ 217, tập trung chủ yếu tại 2 xã Vĩnh Thịnh và Minh Tân
Không thể phủ nhận những lợi ích kinh tế mà làng nghề mang lại cho người dân địa phương. Tuy nhiên, việc xây dựng làng nghề không đồng bộ đang mang lại nhiều hệ lụy về môi trường cho người dân địa phương
Nước thải của bột đá xẻ chảy tràn ra đường gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Khi tới làng nghề, điều dễ dàng nhận thấy ở đây là nhà cửa, cây cối đều phủ một màu trắng nhờn nhợt từ bụi đá
Người lao động làm việc trong môi trường ngập tràn bụi đá
Nước thải, bột đá tại các cơ sở làng nghề chảy tràn ra môi trường
Để giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường tại đây, huyện Vĩnh Lộc đang xây dựng cụm công nghiệp rộng khoảng 30 ha để di chuyển toàn bộ cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ, đặc biệt là dọc Quốc lộ 217, vào trong
Dự án chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 sẽ thực hiện với diện tích 12,7 ha; giai đoạn 2 thực hiện diện tích còn lại 17,3 ha. Hoàn thành và đưa vào vận hành từ quý II/2023.
Bình luận (0)