xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng

MINH CHIẾN

Thủ tướng yêu cầu nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng, phục hồi nhanh, phát triển bền vững

Ngày 3-8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7-2022. Phiên họp được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến giữa Trụ sở Chính phủ với UBND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Còn nhiều khó khăn, thách thức

Trong buổi sáng, Chính phủ nghe, thảo luận phân tích nguyên nhân khách quan, chủ quan của thành tựu, đặc biệt là khó khăn, hạn chế; rút ra bài học kinh nghiệm về tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) tháng 7 và 7 tháng năm 2022; tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ; tình hình triển khai chương trình phục hồi và phát triển KT-XH; tình hình công tác phòng chống dịch Covid-19. Buổi chiều, Chính phủ tiếp tục thảo luận tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công và tình hình triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Tại phiên họp, các thành viên Chính phủ thống nhất đánh giá KT-XH tiếp tục khởi sắc, đạt kết quả tích cực trên hầu hết các lĩnh vực, nhiều ngành kinh tế phục hồi và phát triển mạnh, tạo niềm tin cho người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh công tác điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ được chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên. Việc điều hành kinh tế vĩ mô sát tình hình, kịp thời, phù hợp, như vấn đề giá cả, nguồn cung xăng dầu, thịt heo.

Ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 Ảnh: NHẬT BẮC

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT), nhờ triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp, tập trung giải quyết hiệu quả các vấn đề quan trọng và xử lý các vấn đề phát sinh, KT-XH trong nước tiếp tục khởi sắc, đạt kết quả tích cực trên các ngành, lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm; thị trường tiền tệ cơ bản ổn định, tín dụng tăng 9,42%; lãi suất, tỉ giá duy trì hợp lý. Chỉ số CPI tháng 7 tăng 0,4% so tháng trước, tăng 3,14% so cùng kỳ, bình quân 7 tháng tăng 2,54%. Thu ngân sách nhà nước 7 tháng ước đạt 77,5% dự toán, tăng 18,1%...

Tuy nhiên, các đại biểu cũng nêu một số khó khăn, thách thức cần khắc phục như: tình hình thế giới dự báo tiềm ẩn nhiều biến động, rủi ro và khiến ổn định kinh tế vĩ mô trong nước gặp nhiều thách thức, đặc biệt áp lực lạm phát gia tăng; việc triển khai các chương trình quốc gia, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng văn bản hướng dẫn và giải ngân vốn một số chính sách trong chương trình phục hồi và phát triển KT-XH còn chậm. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn.

Về giải ngân vốn đầu tư công, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Trần Quốc Phương thông tin đến ngày 31-7, ước giải ngân 186.848,16 tỉ đồng, mới đạt 34,47% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Có 41/51 bộ, cơ quan trung ương và 18/63 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt dưới mức trung bình của cả nước, trong đó có 17 bộ, cơ quan trung ương có tỉ lệ giải ngân dưới 10% kế hoạch. Theo ông Phương, Bộ KH-ĐT đã đề xuất các giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công, trong đó nghiên cứu, xây dựng đề án thí điểm về việc tách giải phóng mặt bằng, tái định cư ra khỏi dự án đầu tư.

Nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế

Kết luận nội dung thảo luận về tình hình KT-XH, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực biến động phức tạp, khó lường và tác động lớn đến KT-XH trong nước, kết quả đạt được trong tháng 7 và 7 tháng rất đáng mừng. Nhiều tổ chức, chuyên gia quốc tế uy tín đã đánh giá cao kết quả đạt được và triển vọng phát triển của Việt Nam. Theo đó, ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP Việt Nam tăng 10,8% trong quý III và 3,9% trong quý IV, cả năm đạt 6,7%. Quỹ VinaCapital dự báo GDP quý III tăng 10%, cả năm 2022 tăng 7,5% so với cùng kỳ. HSBC nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2022 lên 6,9%, thay mức 6,6% trước đây. ADB vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng của Việt Nam ở mức 6,5% trong năm nay và 6,7% trong năm sau… Theo Thủ tướng, có được những kết quả đạt trên nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị cùng cộng đồng doanh nghiệp, sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân cả nước và sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế.

Thủ tướng nhấn mạnh trọng tâm chỉ đạo, điều hành thời gian tới là "4 ổn định, 3 tăng cường, 2 đẩy mạnh, 1 tiết giảm và 1 kiên quyết không". Theo đó, "4 ổn định" gồm: Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn; ổn định các loại thị trường tài chính, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản và giá cả, thị trường các loại hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống người dân; ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

"Ba tăng cường" gồm: Tăng cường nắm tình hình, phản ứng kịp thời, linh hoạt, hiệu quả; tăng cường năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở và đặc biệt là tăng cường tiêm vắc-xin; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hệ thống hành chính. Việc tăng cường nắm tình hình, phản ứng kịp thời, linh hoạt, hiệu quả rất có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, chưa có tiền lệ hiện nay.

Đối với "2 đẩy mạnh", Thủ tướng lưu ý đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp và tạo công ăn việc làm cho nhân dân cùng với tăng cường phòng chống tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư, nhất là vốn đầu tư công và công tác quy hoạch. Còn "1 tiết giảm" là tiết kiệm triệt để, giảm mọi khoản chi tiêu không cần thiết và "1 kiên quyết không" là không điều hành giật cục, chuyển trạng thái đột ngột từ cực này sang cực kia mà luôn chủ động, khoa học, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả.

Về các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, Thủ tướng yêu cầu thực hiện nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng, phục hồi nhanh, phát triển bền vững. Tập trung thực hiện tốt chương trình phục hồi và phát triển KT-XH và các chương trình mục tiêu quốc gia. Nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chống chịu của nền kinh tế trước các cú sốc bên ngoài. 

Ban hành nghị quyết về đầu tư công

Thủ tướng đánh giá công tác giải ngân vốn đầu tư công còn chậm và đây là "căn bệnh" kéo dài nhiều năm nay. Theo Thủ tướng, thúc đẩy giải ngân đầu tư công là nhiệm vụ khó nhưng càng khó khăn, càng phức tạp, càng phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn hơn. Trên cơ sở đó, các bộ ngành, địa phương rà soát lại các thủ tục, vướng mắc ở đâu cần tháo gỡ ngay ở đó, báo cáo cấp có thẩm quyền các vấn đề vượt cấp. Để giải ngân lượng vốn đầu tư công rất lớn năm 2022, khoảng 542.000 tỉ đồng, Chính phủ sẽ ban hành nghị quyết về vấn đề này. Lãnh đạo Chính phủ giao Bộ KH-ĐT, Văn phòng Chính phủ tiếp thu các ý kiến, khẩn trương xây dựng, hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành nghị quyết.

Về chính sách an sinh xã hội, Thủ tướng yêu cầu các địa phương thúc đẩy nhanh việc hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Theo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Chính phủ đã có 4 công điện chỉ đạo đơn giản hóa các thủ tục để tiền hỗ trợ sớm đến tay người lao động. Tuy nhiên, đến nay 29 địa phương chưa giải ngân được đồng nào. Nhiều địa phương "khoán trắng" cho cấp dưới, khoán cho doanh nghiệp, khoán cho người lao động trong khi một số địa phương khác lại buộc bổ sung thêm giấy tờ không có trong quy định như đòi hỏi hợp đồng thuê nhà, giấy tạm trú, tạm vắng…

Bổ sung 65.980 biên chế giáo viên

Cũng tại phiên họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết vừa qua, theo đề nghị của Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết giao bổ sung 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn 2022-2026. Trên cơ sở đó, Thủ tướng giao Bộ Nội vụ, Bộ GD-ĐT hướng dẫn các địa phương triển khai công việc này, đồng thời cơ cấu lại đội ngũ giáo viên một cách phù hợp, khoa học, hiệu quả, sát thực tế, tránh lãng phí, tiêu cực. Về sách giáo khoa, Phó Thủ tướng cho biết thời gian tới sẽ tính phương án sử dụng ngân sách nhà nước mua sách giáo khoa đưa vào thư viện trường học cho học sinh mượn, sử dụng nhiều lần; trân trọng, gìn giữ sách để dùng lâu dài.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo