xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phải dự báo đúng tình hình tham nhũng

Văn Duẩn - Minh Chiến

Ủy ban Tư pháp đề nghị Chính phủ cần tổng kết, đánh giá, nhận diện đầy đủ các hạn chế và nguyên nhân để dự báo đúng tình hình tham nhũng

Ngày 8-11, tiếp tục kỳ họp thứ 4, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về báo cáo công tác của Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao; công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng chống tham nhũng năm 2022.

Nhiều kết quả khả quan

Trình bày báo cáo công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2022, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, cho biết tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu diễn biến rất phức tạp. Nổi lên là các sai phạm trong các lĩnh vực chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp (DN), đấu thầu, đấu giá, mua sắm công, y tế, giáo dục, đất đai, tài chính, ngân hàng, tài nguyên, khoáng sản, phòng chống dịch bệnh. "Số vụ phạm tội về trật tự quản lý kinh tế phát hiện giảm 36,68%, số vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ phát hiện tăng 40,97%" - Bộ trưởng Tô Lâm thông tin.

Theo Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong, công tác phòng chống tham nhũng thường xuyên được Đảng, nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; các bộ, ngành, địa phương, nhất là các cơ quan có chức năng phòng chống tham nhũng, thực hiện quyết liệt, kiên trì, đồng bộ với quyết tâm chính trị rất cao, đạt nhiều kết quả quan trọng. Trong năm 2022, có 19 người đứng đầu bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng; TAND các cấp đã xét xử 410 vụ/945 bị cáo về các tội về tham nhũng.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đánh giá nhờ thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, việc thu hồi tiền, tài sản trong các vụ án về tham nhũng, kinh tế năm 2022 đạt kết quả cao. Đến nay, đã thi hành xong 1.895 vụ việc, tương ứng với hơn 15.989 tỉ đồng (tăng hơn 11.895 tỉ đồng so với năm 2021).

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nhấn mạnh Ủy ban Tư pháp cơ bản tán thành với những đánh giá của Chính phủ về tình hình tham nhũng năm 2022. Bên cạnh đó, Ủy ban Tư pháp nhận thấy tội phạm về kinh tế, tham nhũng gắn với "lợi ích nhóm" có chiều hướng gia tăng; nhiều vụ án tham nhũng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nhất là trong các lĩnh vực y tế, đất đai, đấu thầu, đấu giá, chứng khoán…, xảy ra ở cả khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước; một số hành vi tham nhũng phổ biến trong lĩnh vực y tế vẫn tiếp tục tiếp diễn như thông đồng nâng khống giá trị thiết bị, vật tư y tế trong đấu thầu; lợi dụng chủ trương xã hội hóa tại các cơ sở y tế công để trục lợi…

"Kết quả công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng trong giai đoạn thi hành án dù tăng rất cao so với cùng kỳ năm 2021, nhất là đối với số phải thi hành về tiền nhưng số có điều kiện thi hành về tiền vẫn còn tồn đọng lớn" - bà Lê Thị Nga nói.

Vì vậy, Ủy ban Tư pháp đề nghị Chính phủ cần tổng kết, đánh giá, nhận diện đầy đủ các hạn chế và nguyên nhân để dự báo đúng tình hình tham nhũng. Trên cơ sở đó, xác định rõ nguyên nhân chủ yếu và đề ra giải pháp đột phá để phòng, chống có hiệu quả.

Phải dự báo đúng tình hình tham nhũng - Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, dành nhiều thời gian nói về lợi dụng quy định đấu thầu để tham nhũng, trục lợiẢnh: PHẠM THẮNG

Vi phạm pháp luật về đất đai vẫn nhức nhối

Cho ý kiến tại hội trường, ĐB Nguyễn Anh Trí (đoàn TP Hà Nội) cho rằng tình trạng "tham nhũng vặt" đang ngày càng tinh vi, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Trên thực tế, theo ĐB Trí, người dân, doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần, phải có "quà cáp", "bôi trơn" ở nhiều lĩnh vực, nhất là làm thủ tục đất đai, nhà cửa. Tình trạng này gây bức xúc xã hội, đặc biệt làm chùn bước nhà đầu tư, khiến các hoạt động của xã hội bị chậm lại. ĐB Nguyễn Anh Trí cho rằng phòng chống tham nhũng sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi có sự vào cuộc của cả xã hội. Do đó, cần phổ biến chính sách pháp luật nhiều hơn, rộng hơn; phát huy hơn nữa vai trò của các cơ quan, nhất là cơ quan dân cử các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội.

Cũng cho ý kiến về công tác phòng chống tham nhũng, ĐB Lê Thanh Hoàn (Thanh Hóa) đề nghị Chính phủ cần đặc biệt quan tâm đến phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực đất đai. Bởi lẽ thông qua việc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật đất đai, các tổ chức, cá nhân sai phạm có thể thu được những lợi ích rất lớn về kinh tế mà thực tiễn trong thời gian qua đã cho thấy. "Nếu chúng ta thực thi pháp luật về đất đai không nghiêm sẽ dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật đất đai ngày càng tăng. Ngược lại, nếu chúng ta thực thi nghiêm chỉnh, cũng như tạo ra cơ chế, chính sách phù hợp thì chắc chắn vi phạm pháp luật về đất đai trong thời gian tới sẽ giảm" - ĐB Hoàn nêu ý kiến.

Quan tâm đến việc xử lý các vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, ĐB Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) đánh giá cao Cơ quan CSĐT Bộ Công an và các cơ quan chức năng đã khởi tố điều tra nhiều vụ án lớn. Sai phạm ở lĩnh vực này gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho nhiều nhà đầu tư, làm thị trường chứng khoán có những giai đoạn chao đảo, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường vốn, làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán.

Từ đó, ĐB Hoa kiến nghị sửa đổi các quy định của pháp luật có liên quan về thị trường chứng khoán và quản lý doanh nghiệp; xử lý nghiêm các cá nhân, thậm chí pháp nhân thương mại trực tiếp có liên quan nếu có đủ dấu hiệu vi phạm.

Dự kiến hôm nay (9-11), QH hội biểu quyết thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng thủ dân sự. 

Bảo vệ quyền lợi chính đáng của NLĐ

Cho ý kiến tại phiên thảo luận, ĐB Trần Thị Thanh Lam (Bến Tre) dành quan tâm đến những vấn đề nóng liên quan đến quyền lợi người lao động (NLĐ). ĐB Lam dẫn báo cáo cho biết tính đến cuối năm 2021, tổng tiền không đóng, chậm đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp là 10.555 tỉ đồng, tại 196.000 đơn vị, với trên 2,8 triệu lao động. Qua báo cáo, hiện nay có 42/63 tỉnh đã thực hiện kiến nghị khởi tố 382 vụ việc nhưng mới chỉ 7 vụ việc có bản án và thu hồi khoảng 1,9 tỉ đồng; 21 tỉnh chưa thực hiện việc kiến nghị, khởi tố với nhiều lý do khác nhau.

ĐB Lam đề nghị Chính phủ, các cơ quan tư pháp cần khẩn trương xử lý những hành vi vi phạm pháp luật này để thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật và bảo vệ quyền lợi chính đáng của NLĐ.

Bóc mẽ 5 chiêu trò lợi dụng đấu thầu để trục lợi

Dành nhiều thời gian thảo luận để nói về những tiêu cực trong đấu thầu, ĐB Nguyễn Thị Thủy (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp) chỉ ra 5 "chiêu trò" lách luật phổ biến. Thứ nhất, tình trạng chia nhỏ các gói thầu để áp dụng hình thức chỉ định thầu vì Luật Đấu thầu quy định các trường hợp được chỉ định thầu, với các hạn mức dưới 100 triệu đồng, dưới 500 triệu đồng và dưới 1 tỉ đồng. Dẫn kết luận thanh tra liên quan tới một bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai, ĐB Thủy cho tổng giá trị hàng hóa mua sắm của bệnh viện này chỉ hơn 95 tỉ đồng nhưng giám đốc bệnh viện đã ban hành tới 1.165 quyết định chỉ định thầu, với giá trị của mỗi gói thầu đều dưới 100 triệu đồng.

Bên cạnh đó, lợi dụng các quy định về chia tách hoặc gộp gói thầu, có những trường hợp chia nhỏ các gói thầu theo kiểu chia phần để mỗi nhà thầu thân hữu trúng một phần. Có những trường hợp lại gom nhiều gói thầu nhỏ để tạo thành một gói thầu hết sức phức tạp mà chỉ có một doanh nghiệp cụ thể mới có thể đáp ứng được, từ đó tránh được những thủ tục đấu thầu thực sự cạnh tranh.

Thứ hai, tình trạng cài cắm các điều khoản mớm thầu để "cài thầu quen, chèn thầu lạ" nhằm loại bỏ những nhà thầu không mong muốn. Thứ ba, tình trạng thiết lập liên minh "quân xanh, quân đỏ" để thông thầu, vây thầu nhằm tạo ra nhiều cuộc thầu nội bộ, thiếu tính cạnh tranh để kiếm lời bất chính. Thứ tư, tình trạng móc ngoặc với thẩm định giá để nâng khống giá trị gói thầu gấp nhiều lần so với giá trị thực thông qua các chứng thư thẩm định. Và cuối cùng là tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực khác trong hoạt động đấu thầu.

Từ 5 "chiêu trò" trên, ĐB Thủy kiến nghị hoàn thiện và bảo đảm thực hiện chặt chẽ 6 công khai trong đấu thầu: điều kiện được dự thầu; danh sách và năng lực của những nhà thầu; điều kiện được trúng thầu; quá trình chấm thầu; kết quả trúng thầu; kết quả giải quyết khiếu nại, kiến nghị của nhà thầu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo