xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sản vật nước nổi vào mùa

Bài và ảnh: VĨNH KỲ

Khi con nước đổi màu và dâng cao tràn vào đồng ruộng, người dân khu vực ĐBSCL bắt đầu được thưởng thức cũng như hưởng lợi từ những sản vật của thiên nhiên ban tặng

Bước vào tháng 7 âm lịch, con nước bắt đầu "nhảy", cá linh - món đặc sản mỗi năm chỉ có một mùa - được người dân mong đợi thưởng thức.

Nước chưa lên cao, thị trường đã nhộn nhịp

Khoảng nửa tháng nay, do là đầu mùa lũ nên nước chưa lên cao nhưng thị trường cá linh non bắt đầu nhộn nhịp tại một số chợ gần biên giới của An Giang, Đồng Tháp và Long An vì lượng hàng từ Campuchia chuyển về với số lượng hôm sau cao hơn hôm trước.

Sản vật nước nổi vào mùa - Ảnh 1.

Người dân xã Nhơn Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang thả lưới bắt cá trên Búng Bình Thiên

Vốn là chợ nhộn nhịp do bạn hàng từ nhiều nơi đến thu mua, chợ Bắc Đai (xã Nhơn Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang), mấy ngày nay tấp nập khi cá linh từ Campuchia chuyển sang ngày một nhiều hơn. Hôm 28-7, trời vừa hừng sáng, bến cá của bà Chín Sương đã xôn xao tiếng bạn hàng. Hơn 8 giờ, bến cá đã nhập hàng trăm ký cá linh non từ Campuchia chuyển qua, xe bạn hàng đậu chật cứng bến để tranh mua.

"Sáng nào bạn hàng đến mua cá linh cũng đông, vui lắm. Họ tranh nhau mua nên có bao nhiêu cá linh, tôi đều thu mua để bán lại cho họ. Mùa này cá linh bắt đầu nhiều nhưng chưa đủ bán" - bà Sương, chủ bến cá Chín Sương, rôm rả nói.

Cá linh dễ chết nên bạn hàng muốn vận chuyển hay rọng cá để sống lâu thì phải đặt máy chạy ôxy liên tục. Tiếp chuyện chúng tôi, chị Nguyễn Thị Nây, người làm cá tại bến cá Chín Sương, nhiệt tình cho biết: "Phía Campuchia họ chuyển cá sang đây bằng vỏ lãi, mỗi chiếc đều có đặt máy chạy ôxy. Xuống bến cá thì mình cũng làm vậy, đến khi bạn hàng thu mua thì cũng đặt máy chạy ôxy để cá linh còn sống, bán có giá".

Nói là cá linh non, nhiều người sẽ nghĩ là cá có kích cỡ khoảng bằng đầu đũa ăn nhưng không phải vậy. Vì hiện nay tại chợ Bắc Đai, cá linh non có kích cỡ khoảng bằng ngón tay út.

Sản vật nước nổi vào mùa - Ảnh 2.

Mùa nước nổi, người dân vùng đầu nguồn ở An Giang bắt đầu đi săn sản vật do thiên nhiên ban tặng

"Nơi đặt lưới để bắt cá linh tại Campuchia chỉ cách Việt Nam vài trăm mét, nên người Campuchia đặt lưới "12 cửa ngục" bắt cá được thì bán sang Việt Nam. Bởi lẽ, chính quyền Campuchia quy định rất nghiêm ngặt về mắt lưới. Nếu mắt lưới dày quá, không đúng quy định sẽ bị phạt rất nặng. Hiện cá linh bán tại các chợ đầu nguồn dao động khoảng 300.000 đồng/kg" - chị Nây giải thích.

Theo chị Nây, hiện người dân các tỉnh đầu nguồn đã săn bắt sản vật mùa lũ nhưng số lượng không đáng kể. "Phải đợi đến khi nước dâng cao, cá đua nhau xuôi theo dòng Mê Kông vào Việt Nam trên dòng sông Hậu hiền hòa thì lúc này người dân vùng đầu nguồn ở An Giang và Đồng Tháp mới săn bắt được nhiều" - chị Nây nói.

Thơm ngon sản vật mùa nước nổi

Đầu mùa lũ, cá linh non thường được chế biến thành món ăn có kèm với bông điên điển - một loại đặc sản của mùa nước nổi trước đây. Tuy nhiên, bông điên điển hiện nay được trồng và thu hoạch quanh năm, nên không còn là hàng hiếm như trước.

Ngoài ra, khi nước tràn đồng, loài chuột nhốn nháo chạy lên gò cao hay những bụi cây để trú ẩn. Đây là thời điểm để những người đi bắt chuột đồng tha hồ săn bắt. Chuột đồng chạy lũ thường khá mập và béo, nên dân đi săn khoái nhất chuột đồng mùa này là vậy.

Khi nước vào đồng thì người dân sống nghề câu lưới, hay săn bắt có dịp trổ tài. Ông Mai Văn Hợp - ngụ xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú - cho biết năm nào có nước tràn đồng, ông cũng đi vớt rau muống, lục bình để làm vài chục cái ụ bắt lươn. "Lươn đồng kích cỡ tuy không lớn như lươn nuôi nhưng thịt có vị ngọt và thơm ngon lắm. Người ở quê thì chỉ thích ăn đồ đồng, nên mùa nước lũ là dân ở đây ai cũng trông chờ. Tôi có thể lội ra đồng hái rau muống, bông điên điển, bắt ốc, bắt cua; rảnh thì đi đào chuột, xúc ụ lươn, có đi là có món ngon cho cả nhà" - ông Hợp vui vẻ nói.

Ngoài cua, ếch và lươn đồng thì mùa nước nổi, người dân vùng đầu nguồn còn được dịp thưởng thức thêm mấy món ăn từ rắn. Những ngày này, tại các chợ đầu nguồn, ai cũng có thể dễ dàng mua được rắn bông súng, rắn nước... Theo ông Khanh - người chuyên bán rắn tại chợ xã Khánh An, huyện An Phú - vào mùa lũ, rắn được bán rất nhiều. Rắn chủ yếu được thương lái thu mua từ những người chuyên săn bắt. Giá rắn mùa lũ rẻ hơn so với mùa khô, nên sức tiêu thụ rất mạnh.

"Mỗi ngày tôi bán cả chục, thậm chí cả trăm ký rắn là bình thường. Rắn hay cua, lươn, ếch, chuột thì hiện nay mùa nào cũng có nhưng ăn mấy món này đúng vào mùa lũ thì luôn có cái gì đó rất khác biệt, vì đây là món ngon của thiên nhiên, mình không nuôi, không trồng nên ăn rất thơm ngon" - ông Khanh khẳng định. 

Đỉnh lũ vào giữa tháng 10

Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang, từ nửa cuối tháng 6 đến tháng 11-2022 là thời kỳ mùa lũ trên sông Mê Kông và đầu nguồn sông Cửu Long. Khu vực đầu nguồn sông Cửu Long, đỉnh lũ năm nay trên sông Hậu tại Khánh An, Châu Đốc và trên sông Tiền tại Tân Châu có khả năng ở mức từ báo động 1 đến báo động 2, thấp hơn đỉnh lũ trung bình nhiều năm từ 0,2-0,4 m. Thời gian xuất hiện đĩnh lũ vào khoảng giữa tháng 10.

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH

Sản vật nước nổi vào mùa - Ảnh 4.
Sản vật nước nổi vào mùa - Ảnh 5.
Sản vật nước nổi vào mùa - Ảnh 6.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo