xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

SGK Tiếng Việt 1: Sẽ điều chỉnh phù hợp hơn

Bài và ảnh: YẾN ANH

GS Trần Đình Sử, Chủ tịch Hội đồng Thẩm định sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, đề nghị phụ huynh bình tĩnh, tin tưởng vào giáo viên và nền giáo dục

Ngày 12-10, GS Trần Đình Sử, Chủ tịch Hội đồng Thẩm định sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt lớp 1, cho biết đã nhận được công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) về đề nghị rà soát lại SGK Tiếng Việt lớp 1. Theo ông Sử, việc rà soát là cần thiết để đưa ra thông tin khách quan tới xã hội.

SGK Tiếng Việt 1: Sẽ điều chỉnh phù hợp hơn - Ảnh 1.
SGK Tiếng Việt 1: Sẽ điều chỉnh phù hợp hơn - Ảnh 2.
SGK Tiếng Việt 1: Sẽ điều chỉnh phù hợp hơn - Ảnh 3.

Một số bài học trong Tiếng Việt 1 Cánh Diều

Kết quả sẽ được trả lời vào cuối năm học (?)

Trước những luồng dư luận trái chiều về SGK Tiếng Việt lớp 1 thời gian qua, GS Trần Đình Sử đề nghị phụ huynh bình tĩnh và tin tưởng vào giáo viên cũng như nền giáo dục, kết quả của chương trình sẽ được trả lời vào cuối năm học.

Nói về những từ ngữ trong SGK lớp 1 mà dư luận cho rằng không thông dụng như "gà nhí", "gà nhép", "chả", "tợp", ông Sử cho biết đều có trong cuốn Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên.

Liên quan đến việc mạng xã hội lan truyền hình ảnh bài học "Chữ số 4" với ví dụ minh họa "Bốn cái làn" khiến dư luận xôn xao, GS Sử khẳng định không có hình ảnh bài học này trong cả 5 bộ sách Tiếng Việt hiện hành. "Tôi đã hỏi Hội đồng Thẩm định SGK toán và được trả lời không có ví dụ này" - ông Sử nói.

Học sinh lớp 1 khó tiếp thu ca dao, tục ngữ

Cũng trong chiều 12-10, GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, Tổng chủ biên kiêm chủ biên sách Tiếng Việt 1 Cánh Diều - có buổi trả lời trực tuyến giải đáp các thắc mắc xung quanh SGK Tiếng Việt 1. Trước băn khoăn cho rằng trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, chuyện ngụ ngôn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, tại sao sách lớp 1 không chọn mà lại dùng của nước ngoài, GS Thuyết cho biết sách Tiếng Việt 1 có khoảng 100 văn bản của các tác giả Việt Nam. "Sở dĩ sách không dạy ca dao, tục ngữ vì học sinh độ tuổi lớp 1 khó tiếp thu nội dung của ca dao, tục ngữ. Do vậy, chúng tôi sẽ dạy ca dao, tục ngữ ở lớp khác, khi học sinh có nhận thức phù hợp hơn" - GS Thuyết giải thích.

Phản hồi ý kiến cho rằng chương trình mới nặng, GS Thuyết cho rằng chương trình mới đã thực hiện giảm tải cho học sinh bằng nhiều cách: tăng cường thực hành, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá... Riêng với môn Tiếng Việt lớp 1, chương trình mới quy định học 12 tiết/tuần, nhiều hơn chương trình cũ 2 tiết/tuần. Theo ông Thuyết, tăng tiết là để giảm tải chứ không phải là quá tải bởi học sinh vẫn phải học số lượng vần, chữ đó thì mới biết đọc, biết viết. Có 12 tiết, nội dung học tập sẽ được kéo dãn ra. "Về những góp ý liên quan đến SGK Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh Diều, chúng tôi sẽ đánh giá kết quả triển khai, tiếp thu ý kiến của giáo viên, xã hội để điều chỉnh cho ngày càng phù hợp hơn" - ông Thuyết nói.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Phải trân trọng mọi góp ý cho giáo dục

Chiều 12-10, Bộ GD-ĐT báo cáo với Thường trực Chính phủ về các vấn đề của SGK Tiếng Việt lớp 1 mà báo chí phản ánh trong thời gian qua dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Trong buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định sau khi rà soát, điểm nào trong SGK chưa phù hợp thì phải chỉnh sửa để sách hoàn thiện hơn.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ GD-ĐT tăng cường hơn nữa thông tin về SGK. Phó Thủ tướng nhấn mạnh tất cả mọi ý kiến, góp ý của người dân, đặc biệt liên quan đến giáo dục cần phải rất trân trọng. "Có những vấn đề thuộc về chuyên môn sâu, ý kiến góp ý chưa chắc đúng thì chúng ta phải có sự giải thích, trình bày lại một cách thuyết phục. Còn những gì tiếp thu được thì tiếp thu, nhưng tinh thần đầu tiên là phải trân trọng thực sự bằng tấm lòng và phải tiếp thu một cách rất khoa học" - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ.

Phó Thủ tướng cũng cho rằng Bộ GD-ĐT nên có giải pháp để đưa các bản thảo sách lên mạng internet, từ đó xin ý kiến góp ý rộng rãi của toàn xã hội trước khi thẩm định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo