xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tái thiết nhà máy cũ thành không gian sáng tạo

BẠCH HUY THANH

Với khoảng 100 nhà máy cũ thuộc diện phải di dời, đây được coi như nguồn tài nguyên lớn nếu TP Hà Nội chuyển đổi thành những không gian cộng đồng, không gian sáng tạo

Hà Nội đã chính thức trở thành thành viên mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO. Tuy nhiên, những không gian, địa điểm dành cho hoạt động sáng tạo trong thành phố lại đang rất thiếu, vì vậy các chuyên gia cho rằng cần nắm bắt cơ hội di dời các nhà máy cũ để chuyển đổi thành những không gian công cộng, không gian sáng tạo.

Cơ hội để thêm không gian công cộng

Ông Nguyễn Đức Hùng, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội, cho rằng trong quá trình đô thị hóa, các cơ sở công nghiệp hiện hữu đã và đang có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân và cản trở phát triển đô thị. Việc di dời các cơ sở công nghiệp không phù hợp các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành; không phù hợp với quy hoạch chung là cần thiết, cấp bách. Quỹ đất sau khi di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp được ưu tiên để xây dựng, phát triển các công trình công cộng, cây xanh, bãi đỗ xe, công trình hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị...

Tái thiết nhà máy cũ thành không gian sáng tạo - Ảnh 1.

Nhà máy Thuốc lá Thăng Long được các chuyên gia đánh giá là có giá trị kiến trúc, di sản xứng đáng giữ lại và chuyển đổi thành không gian sáng tạo. Ảnh: BẠCH HUY THANH

Còn theo ông Lê Quang Bình, điều phối viên của mạng lưới Vì một Hà Nội đáng sống, việc chuyển các nhà máy cũ thành không gian sáng tạo sẽ cung cấp thêm không gian công cộng cho người dân Hà Nội, giải tỏa bớt sự ngột ngạt của đô thị; tạo ra cơ sở hạ tầng cho ngành công nghiệp văn hóa, là nơi ươm các start-up của giới làm sáng tạo. Các không gian sáng tạo chuyển đổi từ các khu công nghiệp có diện tích lớn, là nơi tổ chức những sự kiện văn hóa, kinh tế, chính trị tầm cỡ khu vực và quốc tế.

"Khi tìm hiểu, chúng tôi thấy cơ hội duy nhất để có thêm không gian công cộng cho Hà Nội, đặc biệt ở các quận nội đô, là những nhà máy cũ. Hà Nội có chính sách đúng đắn là di dời các nhà máy ra khỏi nội đô và ưu tiên phát triển không gian công cộng, không gian xanh. Tuy nhiên, đầu năm 2020, khi chúng tôi khảo sát 39 nhà máy thuộc diện di dời ở 2 quận thì thấy 21 nhà máy đã chuyển đổi mục đích. Trong 21 nhà máy đã chuyển đổi thì có tới 19 nhà máy chuyển thành chung cư thương mại, 1 nhà máy thành trường đại học và 1 nhà máy di dời làm đường trên cao. Rõ ràng việc di dời này đã thêm gánh nặng lên cơ sở hạ tầng của thành phố thay vì giảm tải cho nó" - ông Bình nói.

Phải cạnh tranh với bất động sản

Hà Nội từng có những nhà máy cũ được chuyển đổi công năng thành những không gian văn hóa như: Trung tâm Văn hóa Pháp ở phố Tràng Tiền trước đây vốn là một nhà in cũ xây dựng từ đầu thế kỷ XX; Complex 01 (Tây Sơn, Hà Nội) cũng là một xưởng in cũ được tái thiết thành không gian sáng tạo, nơi tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, nghệ thuật, kết nối nghệ sĩ với giới trẻ; tổ hợp Zone 9 (cũ) được cải tạo từ một cơ sở sản xuất của Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 2; "quận nghệ thuật" Hanoi Creative City ở phố Lương Yên xây trên nền tòa nhà Kim khí Thăng Long; 282 Design ở phố Phú Viên xưa kia là nhà máy sản xuất mũ cối...

Tái thiết nhà máy cũ thành không gian sáng tạo - Ảnh 2.

Viện Pháp tại Hà Nội là nơi gặp gỡ và giao lưu văn hóa Pháp, được xây dựng trên phần đất của xưởng in Báo Nhân Dân cũ. Ảnh: BTC “HÀ NỘI LÀ”

Ông Lê Quang Bình cho biết sau khi nghiên cứu thực địa, hiện có nhiều nhà máy có giá trị di sản công nghiệp, là biểu tượng của Hà Nội trong từng thời kỳ phát triển. Hơn nữa, trên thế giới, việc chuyển đổi nhà máy cũ thành không gian sáng tạo đã rất thành công về cả mặt kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường. Hà Nội cũng nên chuyển đổi các nhà máy cũ phù hợp thành không gian sáng tạo thay vì đập đi xây chung cư, tiếp tục gây ách tắc làm khốn khổ cuộc sống người dân.

"Khó khăn lớn nhất đó là chưa có nhiều người biết về mô hình chuyển nhà máy cũ thành không gian sáng tạo. Còn những người biết thì mặc dù rất thích ý tưởng nhưng họ lại bi quan cho rằng đất của các nhà máy đã bị các đại gia bất động sản "nhòm ngó". Chính vì vậy, dù mô hình chuyển đổi có lợi cho nhiều người hơn cũng như cho thành phố nói chung nhưng khó cạnh tranh được với các đại gia bất động sản. Tuy nhiên, tôi tin khi Hà Nội đã mở rộng diện tích thì diện tích đất có thể phát triển bất động sản đã tăng lên, giảm sức ép lên các khu trung tâm. Bên cạnh đó, mô hình không gian sáng tạo và văn hóa cũng là một mô hình mang lại lợi ích kinh tế lâu dài" - ông Lê Quang Bình bày tỏ.

Tái thiết nhà máy cũ thành không gian sáng tạo - Ảnh 3.

Viêc tái thiết nhà máy cũ thành không gian sáng tạo được nhiếu ý kiến ủng hộ

Trong khi đó, ông Thierry Vergon, Giám đốc Viện Pháp tại Hà Nội, cho rằng xã hội đang quan tâm đến việc đưa các cơ sở sản xuất công nghiệp vào nỗ lực bảo tồn di sản bởi không chỉ giàu có về mặt kiến trúc, các cơ sở công nghiệp này đã hình thành nên ký ức quan trọng trong tiến trình xây dựng không gian đô thị, bản sắc của chúng ta và lịch sử của những người lao động, người dân quanh khu vực mà cơ sở công nghiệp đó tồn tại. Rất nhiều ví dụ thành công tại châu Âu và trên thế giới đã cho thấy việc chuyển đổi các cơ sở công nghiệp cũ thành không gian văn hóa, nuôi dưỡng sáng tạo là mô hình phát huy được lợi thế. Các dự án chuyển đổi này luôn mang đến tác động tích cực cho các vùng lân cận và được người dân đánh giá là yếu tố giúp cải thiện môi trường sống của họ.

Đẩy nhanh di dời nhà máy cũ ra khỏi nội đô

Ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho biết vừa có quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường và không phù hợp với quy hoạch chung ra ngoài khu vực nội thành Hà Nội theo Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 23-1-2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Ban Chỉ đạo sẽ lập danh mục, xác định các tiêu chí, lộ trình và biện pháp di dời cụ thể cho các cơ sở sản xuất công nghiệp cần phải di dời ra khỏi khu vực nội thành, trình Thủ tướng phê duyệt theo Quyết định 130. Tổ chức triển khai thực hiện Quyết định 130 của Thủ tướng về biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp trong nội thành.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo