Công trình bị tháo dỡ là Trạm dừng chân Panorama của bà Nguyễn Thị Huê (43 tuổi, trú tại thôn Ma Am, xã Đà Loan, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng). Tuy nhiên, trước khi lực lượng chức năng tiến hành cưỡng chế, chủ đầu tư Trạm dừng chân Panorama đã xin thuê nhân công tự tháo dỡ công trình vi phạm, dưới sự giám sát của chính quyền địa phương.
Tháo dỡ Trạm dừng chân Panorama nằm giữa đèo Đại Ninh
Trạm dừng chân Panorama rộng hơn 2.000 m2, xây trái phép trên đất rừng và vi phạm hành lang đường bộ trên Quốc lộ 28B, thuộc địa phận xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình vào tháng 8-2018. Bà Nguyễn Thị Huê đã mở trạm dừng chân Panorama chuyên phục vụ đồ ăn, nước uống cho các xe di chuyển trên Quốc lộ 28B từ Bình Thuận đi Lâm Đồng và ngược lại. Ngoài Panorama, khu vực đèo Đại Ninh vẫn còn hai trạm dừng chân xây trái phép chưa tháo dỡ là: Hoàng Yến và Như Anh. UBND huyện Bắc Bình đang tiếp tục củng cố hồ sơ để xử lý trong thời gian tới.
Đây là điểm check-in được giới trẻ lựa chọn khi di chuyển từ Bình Thuận đến Lâm Đồng qua Quốc lộ 28B
Trước khi lực lượng chức năng cưỡng chế, chủ đầu tư đã xin tự tháo dỡ
Đây là những trạm dừng chân trái phép, nguy hiểm mà Báo Người Lao Động đã phản ánh trước đây và được ví như vụ việc Mã Pì Lèng ở Bình Thuận.
Tháo dỡ trạm dừng chân Paronama
Các trạm dừng chân tại đây xây trên đất rừng phòng hộ Sông Lũy, hành lang Nhà máy thủy điện Đại Ninh và hành lang an toàn Quốc lộ 28B. Hoạt động chiếm đất, tự ý đào núi, san lấp mặt bằng ngay bên hành lang đường bộ để làm hàng quán kinh doanh ảnh hưởng đến an toàn giao thông trên đường đèo. Nguy cơ gây ra sạt lở đất đá, hư hỏng đường đèo vào mùa mưa cũng rất lớn. Ngoài ra, việc xây dựng các công trình tạm để làm nơi cho du khách ngồi uống nước, chụp ảnh, ngắm cảnh từ trên cao tiềm ẩn rủi ro đối với tính mạng của du khách.
Bình luận (0)