xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thừa trụ sở, thiếu trường cho học sinh

PHẠM HỒ

Khai giảng hơn một tháng, trong khi ngành giáo dục đang loay hoay với bao công việc bề bộn thì tại xã Hưng Trung (huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) cổng trường tiểu học đổ sập làm một học sinh bị thương.

Thông tin tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng cảnh báo từ vụ việc sẽ làm bất cứ phụ huynh nào cũng bất an.

Vấn đề học sinh bị thương ở trường học do cơ sở vật chất thiếu an toàn không hề là chuyện nhỏ. Nếu không may mắn, câu chuyện có thể sẽ nhuốm màu bi kịch khi nơi đây luôn có đông học sinh đến hằng ngày. Không dẫn chứng đâu xa, khai giảng được vài hôm, ngày 11-9, bức tường rào của Trường Tiểu học Thượng Lộc (xã Nam Thượng Lộc, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) đổ sập đè chết một học sinh lớp 5. Tường rào ngôi trường này từng bị đổ vào năm 2019 nhưng tính an toàn của nó vẫn không được quan tâm.

Đau lòng hơn, trước đó chỉ vài hôm, 3 học sinh đang chơi trước cổng trường ở huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai) thì cổng trường đổ đè tử vong.

Rất nhiều vụ tai nạn thương tâm từ trường học cướp đi sinh mạng của học sinh xảy ra ở các địa phương nhưng vấn đề vẫn chưa giải quyết triệt để. Giải thích cho các vụ việc này, lãnh đạo ngành giáo dục và cả lãnh đạo địa phương thường viện lý do trường lớp xuống cấp do đã xây dựng lâu năm; thời tiết thất thường ảnh hưởng đến chất lượng công trình; kinh phí của địa phương hạn hẹp nên chưa thể có trường lớp khang trang, an toàn...

Thực tế có phải như vậy? Ai cũng biết quy định ngân sách dành cho giáo dục luôn được ưu tiên và rất lớn, trong đó phần dành cho cơ sở vật chất phải được chú trọng. Vấn đề là từng địa phương thực hiện những quy định này như thế nào? Có đặt nó trong sự ưu tiên tương đồng với các lĩnh vực khác?... Đơn cử tại tỉnh Nghệ An, phòng học thiếu trầm trọng nhưng từ năm 2015 tỉnh này trình dự án trung tâm hành chính tập trung với tổng vốn gần 2.200 tỉ đồng, trong khi khu hành chính hiện hữu với vốn xây dựng khoảng 365 tỉ đồng mới vừa đưa vào hoạt động. Chính phủ đã cho tạm dừng dự án, tiền đền bù giải tỏa không thể thu hồi, nhiều khu đất đã thu hồi ở trung tâm TP Vinh bỏ hoang. Còn hiện nay, sau khi sáp nhập 39 xã, hàng loạt trụ sở xã cũng đang bị bỏ hoang.

Tương tự, tỉnh Lào Cai cũng rất thiếu phòng học, nhiều trường đã xuống cấp trầm trọng nhưng không được đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa. Cách đây khoảng 10 năm, khi đưa vào hoạt động khu hành chính tập trung của tỉnh, hàng loạt công sở lớn nằm ở những con đường đắc địa nhất của TP Lào Cai không còn sử dụng như: Sở Công Thương, Sở Ngoại vụ, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân... UBND tỉnh cho bán những trụ sở này nhưng thử hỏi cũng từng ấy năm tỉnh đã xây dựng được bao nhiêu ngôi trường mới.

Không ít lãnh đạo địa phương thể hiện tiềm lực của nơi mình quản lý qua các trụ sở hoành tráng, qua những dự án đất đai đắt đỏ và sự bề thế của đội ngũ cán bộ... Nhưng họ quên rằng tiềm lực xã hội lớn nhất chính là những gì các trẻ em được học; biểu tượng chất lượng tốt nhất chính là ngôi trường và chất lượng truyền đạt của nó. Những ước mơ lớn nhất, đẹp đẽ nhất sẽ trở nên viển vông khi trẻ không đủ vững bước đến lớp và luôn phập phồng lo sợ dưới mái trường mình đang học. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo