xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thừa đến 57.175 biên chế!

LINH PHƯƠNG

57.175 người là số biên chế dư thừa tại các cơ quan năm 2017 được lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước đưa ra trong lễ tổng kết hoạt động năm 2017 hôm 15-1.

Kiểm toán Nhà nước cũng kiến nghị siết chặt công tác quản lý biên chế công chức, viên chức của các cơ quan.

Gần đây, "tinh giản biên chế" (TGBC) được nhắc đến rất nhiều và chủ trương TGBC, lại một lần nữa, được cụ thể hóa bằng nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Chưa kịp vui vì kết quả từ năm 2015-2017 đã giảm được hơn 33.000 người (trong đó 29.000 người hưởng chế độ về hưu trước tuổi) thì con số dư biên chế gần gấp đôi số giảm biên chế khiến nhiều người nghe tin này bị sốc. Rõ ràng đây là sự lãng phí cực lớn nguồn nhân lực và nguồn ngân sách. Chỉ lấy mức lương hằng tháng bình quân 4 triệu đồng/người, số tiền lương mỗi năm ngân sách trả cho số dư này là hơn 2.659 tỉ đồng.

Nhiều năm qua, tình trạng ngân sách phải nặng gánh trả lương thường được nói đến khi nhắc về bộ máy cồng kềnh, về nguồn thu ngân sách ngày một eo hẹp và cải cách tiền lương để bộ máy làm việc hiệu quả hơn. Cả nước có 11 triệu người hưởng lương và mang tính chất lương, trong đó có 2,8 triệu cán bộ công chức, viên chức. Nguồn thu ngân sách dành tới 70% cho chi thường xuyên mà 47% trong nguồn chi thường xuyên dành cho việc trả lương, tính ra phần tiền lương trong toàn bộ ngân sách cũng như trong GDP là rất cao.

Trong vụ thừa 57.175 biên chế này, ai là người có lỗi? Dĩ nhiên, lỗi không thuộc về những người được nhận vào biên chế. Lỗi chính gây ra hậu quả này là những người tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm công tác cho 57.175 cán bộ công chức, viên chức.

Vậy xử lý hậu quả bằng cách nào? Không thể nói là đưa họ ra khỏi biên chế ngay bởi làm vậy là trái luật, trái cả đạo lý. Trong số này, nhiều người làm việc đã hàng chục năm và làm việc tốt, đâu dễ ngày một ngày hai là phải rời bỏ chỗ làm, xáo trộn cuộc sống, thu nhập.

Còn những người gây ra hậu quả trên lại không thấy được đề cập trách nhiệm và hình thức xử lý? Hay chuyện đâu rồi cũng vào đó, khi người ký đã về hưu hạ cánh an toàn hay còn đương chức mà khó quy trách nhiệm? Dư luận lo ngại mọi chuyện sẽ vẫn tù mù khi người ta không muốn truy xét trách nhiệm và đổ cho "hoàn cảnh lịch sử". Còn với 57.175 người dư ra, chắc chắn phải mấy chục năm mới giải quyết hết qua các hình thức cho nghỉ chính sách, xin nghỉ sớm, về hưu…

Không thể tiếp tục để nghịch lý "ngân sách eo hẹp, biên chế phình ra" tồn tại như trêu ngươi, tạo vòng luẩn quẩn hàng chục năm qua. Phải có địa chỉ trách nhiệm và xử lý trách nhiệm mới bớt đi những con số nhói lòng, xóa dần sự bất công về lương và thu nhập ngay trong đội ngũ cán bộ công chức. Từ đó mới có thể xây dựng bộ máy tinh gọn và hiệu quả

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo