xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiếng thở dài của đồng bằng

Tâm Phan

Lợi ích của mô hình sản xuất cánh đồng mẫu lớn (thường gọi "cánh đồng lớn" - CĐL) đã được nói đến nhiều và cũng đã được thực tế chứng minh.

 Đó là hướng đi tất yếu giúp nông dân ĐBSCL thoát nghèo, ngành nông nghiệp cất cánh và gia tăng giá trị của hạt gạo Việt Nam, thu về ngoại tệ nhiều hơn. Thế nhưng vì sao trong những năm đầu sau khi mô hình CĐL được triển khai  thì các tỉnh ĐBSCL hừng hực khí thế, còn nay lại lìu xìu?

Trước hết là do mức độ tham gia CĐL của doanh nghiệp (DN) chưa sâu. Trong mô hình sản xuất CĐL có chuỗi liên kết 4 nhà: nhà nước hỗ trợ về chính sách, nhà khoa học hỗ trợ kỹ thuật, nhà nông sản xuất còn nhà DN bao tiêu đầu ra. Trong đó, nhà nông phải bắt tay với nhà DN và nhà DN phải làm bà đỡ cho nhà nông, nhất là khi thị trường biến động thì phải bảo đảm giá mua cũng như lượng lúa gạo thu mua.

Tập đoàn Lộc Trời (An Giang) là một trong những DN tiên phong, làm tốt việc ký kết hợp đồng bao tiêu lúa gạo cho nông dân. Nhưng số DN như Lộc Trời không nhiều, đa số DN dè dặt vì lo thủ phận, đó là chưa nói luôn đòi nằm "cửa trên" trong quá trình đàm phán giá với nông dân. Nông dân thấy vậy cũng thở dài, gặp lúc được mùa - rớt giá, lúa ế chỏng chơ càng thêm ngao ngán, dẫn tới từ bỏ tham gia CĐL. Do đó đến nay, diện tích CĐL ở ĐBSCL chưa vượt quá 200.000 ha và chựng lại nhiều năm nay.

Nguyên nhân cơ bản thứ hai khiến CĐL... "teo" dần là sự biến động khách quan của thị trường lúa gạo, nhất là thị trường nhập khẩu. Trung Quốc là đối tác mua gạo lớn bậc nhất của Việt Nam nhưng 2 năm nay, nước này áp dụng các tiêu chuẩn khắt khe đối với gạo nhập khẩu khiến cho gạo Việt Nam vừa giảm cả lượng xuất khẩu lẫn giá trị. Hết quý I/2019, gạo xuất khẩu chỉ đạt 1,43 triệu tấn, giá trị đạt 593 triệu USD, giảm 3,5% về khối lượng và giảm 20,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Thay vì Trung Quốc thì Philippines hiện là nước mua gạo của Việt Nam nhiều nhất.

Vòng đời của nông sản thường khá ngắn, quan trọng nhất là khâu tiêu thụ nhưng đầu ra biến động khó lường như vậy thì ở khâu sản xuất đâu ai dám mở rộng. Điều này lý giải vì sao CĐL cứ ngập ngừng không chịu lớn, vì sao nông dân ĐBSCL cứ thở dài thắc thỏm...

Năm 2019, các chuyên gia nông nghiệp quốc tế nhận định giá gạo toàn cầu sẽ tăng; Việt Nam đặt mục tiêu sản lượng gạo xuất khẩu đạt 6,5 triệu tấn, kim ngạch trên 3 tỉ USD. Những con số mơ ước bao giờ cũng đẹp song lý thuyết và thực tế luôn có khoảng cách khá xa, mà câu chuyện CĐL ở ĐBSCL là một bằng chứng. Chính vì thế, phải giải cho được 2 bài toán khó nói trên rồi muốn nói gì nói, muốn làm gì làm. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo