xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tôn trọng sự thật

LÂM HOÀNG

Thông tin về việc công dân được giám sát hoạt động của CSGT bằng máy ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp được Bộ Công an bổ sung vào dự thảo Thông tư lần 3 về quy chế dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông được người dân đón nhận tích cực.

Đây là điểm mới và rất đáng ghi nhận của Bộ Công an về việc tiếp nhận ý kiến của nhân dân trong việc giám sát hoạt động của lực lượng CSGT.

Theo dự thảo, người dân được phép giám sát hoạt động của CSGT thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp theo quy định của pháp luật và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sĩ (CB-CS) thực thi nhiệm vụ. Thủ trưởng cơ quan công an có CB-CS được nhân dân góp ý, nhận xét phải có trách nhiệm xem xét, xử lý kịp thời theo đúng quy định của pháp luật.

Nếu dự thảo này được thông qua, quyền giám sát của người dân đối với lực lượng CSGT được thực thi tốt hơn. Quan trọng hơn, quyền giám sát đã được quy định cụ thể bằng một văn bản pháp quy và sẽ chấm dứt được tình trạng đôi co, xô xát, thậm chí thu giữ điện thoại, máy quay của người dân từ phía lực lượng chức năng. CB-CS lực lượng CAND nói chung và CSGT nói riêng, khi tiếp xúc với dân cũng phải giữ mình hơn, nếu không muốn những hình ảnh không đẹp bị đưa lên mạng xã hội.

Ngược lại, về phía người dân, khi thực hiện quyền giám sát của mình cũng cần phải minh bạch, khách quan và sòng phẳng với lực lượng làm nhiệm vụ. Việc ghi âm, ghi hình cũng phải tôn trọng sự thật, không được cắt ghép hoặc dùng chiêu trò "gài bẫy" CSGT để đưa lên mạng xã hội. Thời gian qua, đã có không ít người tham gia giao thông vi phạm luật giao thông như: chạy quá tốc độ, say xỉn, không đội mũ bảo hiểm, đi ngược chiều… nhưng khi bị CSGT thổi phạt thì lu loa lên rằng lực lượng làm nhiệm vụ ức hiếp người dân. Có người còn lấy điện thoại gí sát vào mặt CB-CS làm nhiệm vụ, thậm chí còn giật cầu vai, hành hung người thực thi công vụ.

Thế nhưng, khi đưa lên mạng xã hội, những thông tin sai trái, phản cảm của người vi phạm bị cắt cúp có ý đồ làm cho người tiếp nhận thông tin chỉ được tiếp cận thông tin một chiều, phiến diện. Một số người khi sử dụng mạng xã hội cũng không kiểm chứng thông tin nên chia sẻ, bình luận mà không cần biết đúng sai, chính xác hay không.

Vì vậy, khi Bộ Công an trao quyền giám sát CSGT cho người dân thì đòi hỏi người dân cũng cần thực thi quyền của mình một cách khách quan và đúng luật. Hiện nay, chế tài về các hành vi đưa thông tin lên mạng xã hội không đúng sự thật, cố tình bôi xấu hoặc mang tính kích động, vu khống đến cá nhân, tổ chức, tùy theo mức độ mà có thể bị xử lý hành chính, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Luật An ninh mạng và Bộ Luật Hình sự.

Mỗi người dân, khi cầm điện thoại lên quay phim, ghi âm, ghi hình thì bản thân cũng cần ý thức rõ rằng việc làm đó vừa là quyền, nhưng cũng là trách nhiệm của công dân đối với xã hội. Giám sát lực lượng chức năng là việc làm dân chủ, giúp cho chính quyền quản lý, kiểm soát người thực thi công vụ tốt hơn chứ không nên sử dụng sự giám sát vì lợi ích, động cơ cá nhân, làm rối loạn xã hội. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo