xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP HCM thêm động lực bứt phá

PHAN ANH - PHƯƠNG NHUNG

Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với TP HCM đề xuất điều chỉnh tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách theo hướng khoa học, hợp lý, hài hòa và công bằng trong tổng thể

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 122 truyền đạt kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo TP HCM ngày 13-5. Theo đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đồng ý nhiều đề xuất của TP HCM về cơ chế, chính sách, phân cấp, phân quyền, lĩnh vực ngân sách, lĩnh vực đô thị…

Ðiều chỉnh ngân sách để lại, tăng phân cấp

Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản đồng ý với đề xuất của TP HCM về chủ trương báo cáo các cấp có thẩm quyền tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách cho TP HCM giai đoạn 2022-2025 để tạo điều kiện cho TP HCM có nguồn lực phát triển nhanh, bền vững. Từ đó, Thủ tướng giao Bộ Tài chính khẩn trương chủ trì, phối hợp với TP HCM và các cơ quan liên quan đề xuất điều chỉnh tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách theo hướng khoa học, hợp lý, hài hòa và công bằng trong tổng thể gắn với việc TP HCM cần tăng cường tự chủ kinh phí thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trên địa bàn, có trách nhiệm sử dụng nguồn thu được để lại tăng thêm tập trung cho đầu tư phát triển hạ tầng, nhất là các dự án trọng điểm, có tính lan tỏa, kết nối liên vùng. Ðầu việc này được Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ sớm để trình Quốc hội xem xét, quyết định cùng với dự toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Về đề xuất phân cấp, phân quyền cho TP HCM, Thủ tướng đồng ý giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với UBND TP HCM và các bộ, ngành có liên quan khẩn trương xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 93/2001 về phân cấp một số lĩnh vực cho TP HCM theo trình tự, thủ tục rút gọn, trình Chính phủ trong quý II/2021. Ðối với Ðề án cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Thủ Ðức, Thủ tướng thống nhất chủ trương, giao UBND TP HCM chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Ðầu tư và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xác định cụ thể các cơ chế, chính sách đặc thù để xây dựng đề án theo hướng tăng thẩm quyền phân cấp, phân quyền, thẩm quyền giám sát, kiểm tra, tổ chức lại bộ máy tinh gọn, linh hoạt; báo cáo Chính phủ trong quý II/2021.

Ở lĩnh vực quy hoạch, Thủ tướng cũng đồng ý chủ trương đẩy mạnh việc phân cấp, ủy quyền phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị cho địa phương thực hiện, phê duyệt. Thủ tướng giao UBND TP HCM chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổng kết, đánh giá, đề xuất việc bổ sung, sửa đổi Nghị quyết số 54/2017 của Quốc hội để phù hợp với thực tiễn phát triển của TP HCM. Thủ tướng cũng giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch đô thị theo hướng phân cấp mạnh việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị cho địa phương.

TP HCM thêm động lực bứt phá - Ảnh 1.

Nếu tỉ lệ điều tiết ngân sách để lại tăng, TP HCM sẽ có thêm nguồn lực để phát triển nhanh và bền vững. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Giải tỏa nút thắt chung cư cũ, nhà ở xã hội

Về chuyển mục tiêu dự án, quỹ nhà phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội, thương mại, Thủ tướng giao Bộ Xây dựng nghiên cứu, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 99/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở theo hướng phân cấp, phân quyền cho địa phương quyết định, sớm hoàn thành trong tháng 6-2021. Trong thời gian chờ sửa Nghị định 99/2015/NĐ-CP, giao Bộ Xây dựng làm việc với UBND TP HCM để xem xét, hướng dẫn giải quyết từng trường hợp cụ thể, trên nguyên tắc phải bảo đảm đủ nhà ở tái định cư cho các hộ dân khi thực hiện dự án, trường hợp thực sự không có nhu cầu thì xem xét chuyển sang nhà ở xã hội theo đúng quy định và phải thực hiện đấu giá khi điều chỉnh mục tiêu dự án, quỹ nhà phục vụ tái định cư (không vi phạm) sang nhà ở thương mại theo quy định.

Ðối với việc xây dựng chung cư mới thay thế chung cư cũ, Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng khẩn trương nghiên cứu tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp để hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101/2015/NĐ-CP của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, trình Chính phủ ban hành trong quý II/2021, làm cơ sở pháp lý thực hiện cho TP HCM và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cả nước.

Đột phá thể chế, dám làm dám chịu

Bình luận về kết luận trên của Thủ tướng, PGS-TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM, cho rằng đó là tín hiệu rất tốt cho thấy những kiến nghị của TP về tỉ lệ ngân sách để lại cũng như các cơ chế chính sách khác đã được ghi nhận. Chưa rõ trung ương sẽ thông qua mức tỉ lệ điều tiết là bao nhiêu nhưng Thủ tướng đã thấu hiểu được việc tăng điều tiết ngân sách cho TP có ý nghĩa chung cho cả quốc gia, đồng thời cũng là nguồn động viên lớn đối với người lao động TP.

Theo PGS-TS Trần Hoàng Ngân, nếu ngân sách để lại được điều chỉnh tăng, TP cần quyết liệt kiểm soát dịch Covid-19 bên cạnh triển khai 3 đột phá chiến lược gồm hạ tầng, thể chế và nguồn nhân lực. Ðặc biệt với vấn đề hạ tầng, cần quan tâm đến kết nối vùng và liên vùng thông qua các tuyến Vành đai 2, Vành đai 3; các nút giao thông ngã tư lớn; đường vào cảng biển… Bên cạnh đó, cũng cần ưu tiên giải quyết các vấn đề dân sinh như ngập nước, kẹt xe, ô nhiễm môi trường. Với những việc này, thậm chí TP nên chủ động ứng vốn để giải quyết trong lúc chờ trung ương thông qua cơ chế mới.

PGS-TS Trần Hoàng Ngân cho rằng quan trọng hơn hết là đột phá thể chế, dám làm dám chịu. Ðiều này hoàn toàn có thể làm tốt khi Thủ tướng đã nói sẽ bảo vệ những cách làm tốt. 

Tại buổi làm việc hôm 13-5, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đã đề xuất điều chỉnh tỉ lệ điều tiết từ 18% (hiện đang áp dụng cho chu kỳ ổn định ngân sách 2017-2021) lên 23% cho giai đoạn 2022-2025.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo