xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Truyền thuyết ngôi cổ tự ở Huế

Quang Nhật. Ảnh: Lê Hoàng.

(NLĐO) - Một trong hai cổ tự tại Huế là danh lam thắng cảnh ở mảnh đất thần kinh. Ngôi chùa được xây dựng hơn 400 năm trở về trước với những truyền thuyết lưu truyền.

Đầu năm mới Quý Mão 2023, tiết trời Huế mưa và lạnh. Nhiều cao niên ở mảnh đất từng là chốn kinh kỳ nói rằng thời tiết năm nay quá lạ, mưa lạnh kéo dài từ cuối năm Nhâm Dần sang đến đầu Quý Mão khiến cho cả "thủ phủ" mai vàng như Huế cũng hiếm cây nở hoa.

Truyền thuyết dựng chùa

May thay vào ngày mùng một và mùng hai Tết trời thương nên cho chút nắng để dân tình đi chúc nhau năm mới, vãn cảnh chùa chiền cầu an đầu năm. Và Thiên Mụ tự là điểm đến không thể thiếu của nhiều người. Ngay ở cổng, hai bên dãy bàn thờ đặt sát vách tường, nhiều du khách đã cung kính thành tâm chiêm bái 18 vị La Hán và 10 tượng Thập điện Minh Vương để hướng đến những điều tốt đẹp nhất.

Truyền thuyết ngôi cổ tự ở Huế - Ảnh 1.

Chùa Thiên Mụ bên dòng sông Hương

Chùa Thiên Mụ nằm sát sông Hương trên đồi Hà Khê thuộc địa phận phường Hương Long (TP Huế), là một trong những ngôi chùa cổ và nổi tiếng ở vùng đất Huế. Theo sách thuyết minh các điểm tham quan du lịch Thừa Thiên – Huế do Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên – Huế xuất bản, truyền thuyết kể rằng khi chúa Nguyễn Hoàng trong một lần đi kinh lý về phía Nam nơi vùng đất ông cai quản, đã dừng chân trên một ngọn đồi, thấy cảnh trí đẹp và huyền bí nên đã cho gọi người dân địa phương đến thăm hỏi.

Truyền thuyết ngôi cổ tự ở Huế - Ảnh 2.

Bình minh ở chùa Thiên Mụ

Người dân cho biết đây là đồi Hà Khê thuộc làng An Ninh, hằng đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần màu lục hiện lên và dạy với dân chúng: "Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để bên long mạch và tụ long khí cho nước Nam hùng mạnh". Vì thế ngọn đồi Hà Khê được người dân nơi đây gọi là Thiên Mụ Sơn.

Truyền thuyết ngôi cổ tự ở Huế - Ảnh 3.

Tháp Phước Duyên 7 tầng

Sau khi nghe xong câu chuyện, chúa Nguyễn Hoàng đã nhận mình là vị chân chúa và xem xét địa cuộc của vùng đất. Thấy phía trước là dòng sông Hương thơ mộng núi non chầu về, đằng sau có hồ lớn nhưng có đoạn hào cắt ngang là điểm gỡ không lành.

Truyền thuyết ngôi cổ tự ở Huế - Ảnh 4.

Cảnh thuyền vãn cảnh qua chùa Thiên Mụ

Dân chúng địa phương lại cho biết truyền thuyết về đoạn hào này: "Có thầy địa lý Cao Biền đời nhà Đường bên Trung Hoa đã từng cưỡi diều sang đây để yểm trừ long mạch, cắt đứt vượng khí nước Nam không còn sinh ra người tài cho nước Việt". Sau đó, chúa Nguyễn Hoàng đã cho phá thế yểm địa lý bằng cách dựng chùa vào năm 1601, để nhớ ơn bà Trời, và cho đặt tên là Thiên Mụ tự. Từ đó về sau các chúa Nguyễn và vua Nguyễn đều xem đây là ngôi Quốc tự, thường xuyên chăm lo tu bổ, tôn tạo và xây thêm nhiều công trình kiến trúc, làm cho diện mạo ngôi chùa ngày càng phong quang.

Thiên Mụ hay Linh Mụ?

Chùa Thiên Mụ đã gắn liền với nhà Nguyễn trong một thời gian dài gần 4 thế kỷ (1558 - 1945), đây là một trong những thời kỳ lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển, trưởng thành của đất nước và dân tộc. Ngôi chùa còn cho thấy rõ quan điểm chính trị "cư Nho mộ Thích" của các vua chúa nhà Nguyễn. Ngôi chùa được vua Thiệu Trị xếp thắng cảnh thứ 14 trong "Thần Kinh nhị thập cảnh". Từ xa xưa, trong dân gian thường gọi chùa với hai cái tên là Thiên Mụ và Linh Mụ. Vậy tên nào mới đúng?

Truyền thuyết ngôi cổ tự ở Huế - Ảnh 5.

Cách gọi Thiên Mụ hay Linh Mụ đều đúng.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, cả hai cái tên trên đều đúng. Sử nhà Nguyễn cho biết lên ngôi được một thời gian, vua Tự Đức cảm thấy mình không được may mắn. Nỗi bất hạnh nhất của ông là không có con nối nghiệp. Nhà vua tự cho mình có tội với trời. Để sám hối với trời, vua Tự Đức phải triệt để kiêng tên Thiên (trời). Vì thế ông đã cho đổi tất cả những tên riêng có chữ Thiên ra một chữ khác. Năm 1862, vua Tự Đức chích thức cho đổi tên Thiên Mụ tự thành Linh Mụ tự. Nhưng không hiểu lý do nào, đến năm 1879 nhà vua lại cho phục hồi tên Thiên Mụ. Tuy vậy, nhà chùa không dám làm bức hoành khác nên bức hoành ghi Linh Mụ tự treo trước chùa vẫn tồn tại.

Tháp 7 tầng thờ những vị thánh nào

Trong hơn 400 năm tồn tại, nhiều lần hư hỏng, sụp đổ, đến thời vua Thiệu Trị (1841 - 1847), để kỷ niệm lễ Bát tuần Thánh thọ của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long), chùa Thiên Mụ được xây thêm nhiều công trình như tháp Phước Duyên, đình Hương Nguyện, hai nhà bia ở hai bên đình, cùng hệ thống bậc cấp, trụ biểu, nữ tường...

Sau đó hơn nửa thế kỷ, vào năm 1899, nhân dịp lễ mừng bà Từ Dũ (vợ vua Thiệu Trị) thọ 90 tuổi (cửu tuần đại khánh tiết), vua Thành Thái cho bộ Công đại trùng tu tháp Phước Duyên và dựng một tấm bia nhỏ ở tháp để kỷ niệm.

Truyền thuyết ngôi cổ tự ở Huế - Ảnh 6.

Tháp Phước Duyên cao 7 tầng, mỗi tầng thờ mỗi vị Phật

Tháp Phước Duyên cao 21 m, gồm 7 tầng được xây dựng vào năm 1844. Ban đầu tháp có tên là Từ Nhân sau đổi thành Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Mỗi tầng đặt một bàn thờ là nơi thiết trí tượng Phật; 7 vị Phật thờ trong tháp được gọi là "quá khứ thất Phật. Cụ thể, tại tầng thứ nhất thờ Phật Quá Khứ Tỳ Bà Thi (Vipassi), tầng thứ hai thờ Phật Thi Khí (Sikkhi), tầng thứ ba thờ Phật Tỳ Xá Phù (Vessabhu), tầng thứ tư thờ Phật Câu Lưu Tôn (Kakusandha), tầng thứ năm thờ Phật Câu Na Hàm Mâu Ni (Konagamana), tầng 6 thờ phật Ca Diếp (Kassapa), tầng thứ bảy thờ Trung Thiên Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Văn Phật (Sakkamuni).

Truyền thuyết ngôi cổ tự ở Huế - Ảnh 7.

Nhà lục giác có tấm bia "Ngự kiến Thiên Mụ tự"

Truyền thuyết ngôi cổ tự ở Huế - Ảnh 8.

Bia "Ngự kiến Thiên Mụ tự" lưu dấu chiếc ấn truyền quốc đầu tiên nhà Nguyễn "Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bửu"

Nhà bia bên trái (phía Đông) là nơi đặt tấm bia "Ngự kiến Thiên Mụ tự" - được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2020. Bia dựng trên lưng một con rùa bằng cẩm thạch trắng khắc bài ký và bài minh của chúa Nguyễn Phúc Chu đề cập đến việc trùng tu, mở rộng chùa vào năm 1714. Trên tấm bia còn lưu dấu của ấn truyền quốc đầu tiên của nhà Nguyễn là "Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bửu"


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo