xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Việt Nam - Chủ tịch ASEAN xuất sắc

DƯƠNG NGỌC ghi

Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch ASEAN trong bối cảnh thế giới nhiều biến động.

Trung tâm của ASEAN

 Phóng viên: Đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN trong một năm đầy khó khăn và thách thức, tinh thần chủ đề "Gắn kết và chủ động thích ứng" đã được Việt Nam áp dụng ra sao vào cương vị của mình, thưa ông?

- Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh: Năm 2020 Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN là một năm rất đặc biệt với nhiều thách thức lớn, trong đó nổi bật là sự lây lan nhanh chóng và tác động sâu rộng trên quy mô toàn cầu của đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, năm 2020 cũng nổi lên nhiều thách thức phức tạp khác như cạnh tranh nước lớn quyết liệt, chủ nghĩa đa phương gặp nhiều khó khăn, luật pháp quốc tế không được tôn trọng ở nhiều nơi…

Việt Nam - Chủ tịch ASEAN xuất sắc - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh

ASEAN là một trong những khu vực đầu tiên bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, cũng là khu vực chịu nhiều tác động từ cạnh tranh nước lớn và các thách thức về địa - chiến lược khác. Bối cảnh thế giới, khu vực, yêu cầu tăng cường hợp tác trong ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác đặt ra cho Việt Nam - Chủ tịch ASEAN 2020 - nhiều nhiệm vụ nặng nề để củng cố đoàn kết nội khối, tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN, đối phó hiệu quả với các thách thức, mà trực tiếp nhất là những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.

Việt Nam - Chủ tịch ASEAN xuất sắc - Ảnh 2.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020, phát biểu tại Hội nghị tổng kết Năm Việt Nam Chủ tịch ASEAN 2020, chiều 11-12-2020. Ảnh TTXVN

Việt Nam đã đưa ra chủ đề hết sức đúng đắn đối với tình hình, đó là "Gắn kết và chủ động thích ứng". Chủ đề nêu rõ mục tiêu tăng cường vai trò trung tâm, đoàn kết của ASEAN, đồng thời cũng là sự thích ứng nhanh chóng của cả khối ASEAN đối với tình hình thế giới bên ngoài, khu vực cũng như với từng nước.

Tinh thần "Gắn kết và chủ động thích ứng" đã được phát huy tối đa trong năm 2020, góp phần khẳng định sức mạnh của đoàn kết, năng lực tự cường, bản lĩnh và khả năng thích ứng linh hoạt của ASEAN với các thách thức, khó khăn chưa từng có.

Tính gắn kết của ASEAN đã được thể hiện thông qua sự đoàn kết và hợp tác chặt chẽ của các nước thành viên trong suốt quá trình trao đổi về chương trình nghị sự, xây dựng và triển khai các sáng kiến, chương trình, kế hoạch hành động cụ thể nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN ngày càng vững mạnh, phồn vinh, đặc biệt là trong cụ thể hóa những nỗ lực của ASEAN nhằm phòng chống, kiểm soát đại dịch Covid-19 và phục hồi sau đại dịch.

Các văn kiện được thông qua tại các hội nghị cấp cao, hội nghị bộ trưởng và các hội nghị chuyên ngành đều thể hiện rõ tinh thần "Gắn kết và chủ động thích ứng" của ASEAN. Nhân dịp kỷ niệm 53 năm thành lập hiệp hội, các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã ra Tuyên bố chung về tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Đông Nam Á; khẳng định vị thế, quan điểm, lập trường độc lập, trung lập của ASEAN trước những diễn biến phức tạp của tình hình khu vực, thế giới.

Đoàn kết nội khối được củng cố

Trong năm Chủ tịch ASEAN, nhiều ưu tiên và sáng kiến đã được Việt Nam triển khai để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thể hiện rõ vai trò dẫn dắt. Xin ông cho biết đâu là dấu ấn nổi bật nhất của Việt Nam trong nhiệm kỳ 2020?

- Dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ASEAN cũng như vai trò của Chủ tịch ASEAN, song năm 2020, Việt Nam vẫn hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch ASEAN. Đây là đánh giá của cộng đồng quốc tế, của các nước ASEAN và dư luận.

Thành tựu lớn nhất trong năm qua là đoàn kết nội khối được củng cố, vai trò và uy tín của ASEAN được nâng cao, các ưu tiên hợp tác của ASEAN tiếp tục được thúc đẩy và có nhiều bước tiến mới.

Cụ thể, đà xây dựng Cộng đồng ASEAN vẫn được giữ vững, các mục tiêu và kế hoạch đề ra cho năm ASEAN 2020 đều cơ bản hoàn tất. ASEAN đã thông qua được trên 80 văn kiện, tập trung vào: xây dựng Cộng đồng ASEAN, thể hiện qua việc thúc đẩy đánh giá về kiểm điểm giữa kỳ Kế hoạch tổng thể của ASEAN đến năm 2025, rà soát lại Hiến chương ASEAN, xây dựng Tầm nhìn ASEAN sau năm 2025.

Trong năm 2020, Việt Nam có 32 sáng kiến đề ra, đến nay 28 sáng kiến đã được đưa vào văn kiện. Đây là thành công của một nước Chủ tịch ASEAN khi các sáng kiến do nước Chủ tịch đưa ra đáp ứng được sự quan tâm chung của các nước ASEAN, đồng thời thích ứng được với tình hình thực tế.

Một điều đặc biệt, ASEAN là một trong số ít tổ chức khu vực đã thích ứng rất nhanh với tình hình dịch Covid-19. Chúng ta đã tổ chức được các hội nghị đặc biệt trong các khuôn khổ ASEAN, ASEAN với các đối tác, để ứng phó với dịch Covid-19 và đưa ra được 4 nội dung quan trọng: Xây dựng Quỹ ASEAN ứng phó với dịch Covid-19; kho dự trữ vật tư y tế khu vực; các kịch bản ứng phó với dịch Covid-19; chương trình, kế hoạch tổng thể phục hồi kinh tế ASEAN cho giai đoạn sau đại dịch Covid-19.

Bên cạnh phối hợp tốt trong chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế, vai trò trung tâm của ASEAN được tăng cường, ASEAN đóng vai trò ngày càng tích cực trong thúc đẩy hòa bình và duy trì ổn định ở khu vực. Quan hệ đối ngoại ASEAN tiếp tục phát triển. Liên kết kinh tế, tự do thương mại đa phương được tiếp tục thúc đẩy với việc Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực được ký kết bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 sau 8 năm đàm phán khó khăn, minh chứng cho cam kết và niềm tin của ASEAN vào hệ thống thương mại đa phương rộng mở, minh bạch và công bằng.

Biển Đông luôn được nhắc đến

Lập trường cơ bản của ASEAN về các vấn đề hòa bình, ổn định và an ninh khu vực trong năm qua được duy trì vững chắc và nhất quán, ASEAN đã phát huy vai trò tích cực trong các vấn đề nóng của khu vực và quốc tế, trong đó có vấn đề biển Đông, Việt Nam có vai trò như thế nào trong việc này, thưa ông?

- Hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực nói chung và ở biển Đông nói riêng là lợi ích và nguyện vọng chung của cộng đồng khu vực và quốc tế, nhất là với ASEAN. Bởi vậy, ASEAN, trong đó có Việt Nam, đã có nhiều nỗ lực đóng góp, từ duy trì đối thoại, thúc đẩy hợp tác đến xây dựng cơ chế, quy tắc ứng xử trên biển Đông.

Trong năm 2020, ASEAN tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế trong giải quyết vấn đề tranh chấp ở biển Đông; đề cao vai trò Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), coi đây là khung khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển. Đồng thời các nước cũng thể hiện mong muốn xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) hiệu lực và hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982.

Tại các hội nghị quốc tế, trong ASEAN, Việt Nam đã nêu vấn đề biển Đông và tạo được sự đồng thuận, ủng hộ trong khu vực cũng như bên ngoài. Chúng ta vẫn tiếp tục các hoạt động kinh tế bình thường trên những vùng biển hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

lTình hình thế giới được dự báo sẽ có những chuyển biến phức tạp, tác động không nhỏ tới tình hình trong nước. Xin ông cho biết ngành ngoại giao đã có chuẩn bị và đề ra giải pháp gì để thích ứng với những thách thức này?

- Dự báo tình hình thế giới và khu vực năm 2021 có lẽ sẽ tiếp tục biến động, trong đó có dịch Covid-19, là những thách thức đối với tất cả các nước, trong đó có Việt Nam. Đồng thời, chúng ta cũng nhìn nhận có rất nhiều cơ hội cho phát triển xu thế hòa bình, mong muốn hòa bình. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển, trong đó kinh tế số, những vấn đề liên quan đến công nghệ cao là những cơ hội phát triển phương thức hoạt động mới cho đối ngoại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, đối ngoại Việt Nam năm 2021 sẽ tiếp tục củng cố, làm sâu sắc hơn quan hệ của Việt Nam với các nước, các đối tác, đặc biệt là các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, các nước láng giềng.

Cùng với đó, Việt Nam tiếp tục chủ động hội nhập quốc tế thông qua các hoạt động tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trong ASEAN, Việt Nam thúc đẩy phát huy những kết quả của năm Chủ tịch vừa qua, duy trì đà phát triển ASEAN, những sáng kiến, những nội dung của ASEAN trong năm 2020.

Việt Nam đã tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do và tiếp tục sẽ có các hiệp định thương mại tự do được phê chuẩn. Vì vậy phải làm sao thực thi một cách hiệu quả, tận dụng được các cơ hội của các hiệp định thương mại tự do mang lại là nhiệm vụ chung cho tất cả các bộ, ngành, không chỉ riêng ngành đối ngoại.

Trong bối cảnh dịch bệnh còn nhiều diễn biến phức tạp, công tác bảo hộ công dân cũng sẽ là một trọng tâm của ngành ngoại giao trong thời gian tới.

Nhiệm vụ quan trọng nhất là duy trì môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ độc lập, chủ quyền biển đảo của đất nước. Đó là mục tiêu lớn, xuyên suốt của ngành ngoại giao Việt Nam trong năm 2021 và những năm tiếp theo.

Năm Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã chuyển đổi phương thức họp, làm việc, tổ chức trên 550 cuộc họp trực tuyến.

Điểm đặc biệt của đối ngoại năm 2020

Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh,

khi dịch Covid-19 xảy ra, các hoạt động đối ngoại chung trên thế giới đều bị ảnh hưởng rất lớn. Việt Nam không ngoại lệ nhưng các hoạt động đối ngoại năm 2020 vẫn được triển khai ở cả bình diện đối ngoại song phương lẫn đối ngoại đa phương. Chúng ta duy trì được quan hệ với các đối tác bằng việc chuyển đổi hình thức, tăng cường trao đổi thông qua điện đàm, họp trực tuyến với lãnh đạo cấp cao của các nước.

Trên 33 cuộc điện đàm của lãnh đạo cấp cao Việt Nam, từ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ đến Chủ tịch Quốc hội và các cấp khác với lãnh đạo hầu hết các nước quan trọng trên thế giới cũng như các nước trong khu vực, để tăng cường quan hệ giữa Việt Nam với các nước. Đây là điểm đặc biệt đối với đối ngoại Việt Nam, bởi thông thường hằng năm có khoảng gần 20 chuyến thăm của cấp cao các nước đến Việt Nam cũng như Việt Nam ra các nước.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo