Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) ngày 2-1 đã có công văn gởi Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đề nghị bãi bỏ Quyết định số 24/QĐ-BGTVT ngày 7-1-2016 cho phép triển khai thí điểm hình thức "vận tải hợp đồng điện tử" ) do Cựu Bộ trưởng Đinh La Thăng ký ban hành) do có nhiều sai phạm trong quá trình thẩm định, phê duyệt, gây hậu quả nghiêm trọng đối với ngành vận tải taxi, phá vỡ quy hoạch giao thông, gây thất thu thuế.
Theo lý giải của Vinasun Quyết định số 24/QĐ-BGTVT không thực hiện đúng Văn bản số 1850/TTg-KTN ngày 19-10-2015 của Phó Thủ tướng Chính Phủ Hoàng Trung Hải về việc đồng ý Bộ GTVT thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng. Cụ thể, khoản 1 Văn bản số 1850/TTg-KTN nêu rõ: "đồng ý Bộ GTVT thí điểm triển khai ứng dụng công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng; trong đó có việc sử dụng thông điệp dữ liệu điện tử trong giao dịch thuê xe ô tô thay cho hợp đồng vận tải bằng văn bản giữa đơn vị kinh doanh và người thuê vận tải". Uber và Grab đã có mặt và hoạt động tại Việt Nam từ 2014. Trong khi đó, kế hoạch ban hành theo Quyết định số 24/QĐ-BGTVT ngày 7-1-2016 của Bộ GTVT chủ yếu là kế hoạch triển khai hoạt động của Công ty TNHH Grab taxi.
Mặc dù không có hợp đồng nào được ký kết nhưng Uber, Grab vẫn được xếp vào loại hình vận tải hợp đồng. Hợp đồng điện tử là khái niệm vận tải taxi bị đánh tráo, bởi bản chất Grab và Uber là đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, do vậy cần định danh dịch vụ vận tải Grab, Uber là dịch vụ vận tải taxi.
Sử dụng dịch vụ Grab, Uber nhưng người tiêu dùng không thể tìm ra được nội dung hợp đồng vận tải nào được ký kết cho mỗi chuyến đi. Câu hỏi Ai ký với ai? Nội dung hợp đồng như thế nào? Hợp đồng lưu ở đâu cũng không thể tìm ra? Không chỉ người dùng, cả hai hãng Uber, Grab tại hội nghị và sau hội nghị đều không đưa ra được hợp đồng vận tải nào được ký kết cho mọi người xem. Bên cạnh đó, hợp đồng điện tử chỉ là phương thức giao kết chứ không phải là mô hình kinh doanh và không đúng quy định về xe hợp đồng. Hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử quy định tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP và Thông tư số 59/2015/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động.
Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 86/2014/NĐ-CP ngày 10-9-2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô và Điều 44, Điều 45 củaThôngtưsố 63/2014/TT-Bộ GTVT thì hình thức vận tải kết nối qua phần mềm của Grab, Uber không có đủ cấu thành của một hợp đồng vận tải, nên không thể xếp vào hình thức vận tải hợp đồng.
Khi đề án trong quá trình lấy ý kiến, Bộ Công an cũng đã chỉ ra cho Bộ GTVT thấy sai phạm quy định của giao kết hợp đồng vận tải. Tuy nhiên, bộ phận thẩm định đề án đã cố tình không lưu tâm mà còn lý giải đây là kỹ thuật chuyên sâu, không cần đưa vào phụ lục. Đáng ngạc nhiên hơn theo Vinasun là đề án cho phép không khống chế số lượng mặc dù các địa phương khuyến cáo nhiều lầnKhông rõ vì lý do gì đề án Grabcar được thông qua và được xếp vào loại hình xe hợp đồng. Điều này tạo một "lối mở" cho các xe ô tô tham gia thí điểm ồ ạt gia nhập thị trường vận tải taxi mà không cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh của vận tải taxi. Trước và trong suốt quá trình thực hiện thí điểm, Sở giao thông Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh liên tục khuyến cáo tình trạng gia tăng số lượng xe, gây ùn tắc giao thông và tình trạng không kiểm soát được các phương tiện vận tải. Tuy nhiên, các kiến nghị này lại không được lưu tâm, mà ngược lại, còn được các cơ quan chuyên môn lý giải thí điểm thì không cần khống chế số lượng. Trong khi đó, Grab, Uber liên tục thực hiện các chương trình khuyến mại, thưởng tài xế để chiêu mộ lái xe. Hai hãng này còn kết nối ngân hàng giúp lái xe vay tới 90% giá trị xe. Kết quả là trong một thời gian ngắn, số lượng xe ô tô cá nhân tăng chóng mặt, phủ kín đường, nhiều hơn số lượng taxi chính thống trước nay vẫn bị giới hạn theo quy hoạch.
Chiếm lĩnh thị trường xong cũng là lúc hai hãng Uber, Grab siết chặt thưởng tài xế, tăng phí sử dụng phần mềm từ 20% lên 25%.
Chiếm lĩnh thị trường xong cũng là lúc hai hãng Uber, Grab siết chặt thưởng tài xế, tăng phí sử dụng phần mềm từ 20% lên 25%. Các tài xế đã đầu tư xe không thể dừng, vẫn phải chạy xe để kiếm sống, trả nợ ngân hàng. Còn phía các công ty taxi chính thống cũng bị giảm số lượng khách, giảm đầu xe, nhiều doanh nghiệp không đủ tiền trả lương, đóng BHXHi cho người lao động. Kết cục dành cho cả doanh nghiệp, tài xế taxi chính thống và lái xe Grab, Uber đều rất bi đát, ảnh hưởng tới đời sống, việc làm của cả trăm ngàn người lao động trên cả nước.
Cũng theo Vinsun, hoạt động kinh doanh của hai đơn vị nói trên vi phạm nghiêm trọng về nghĩa vụ thuế. Tổng cục thuế cho biết, số thuế Grabtaxi nộp trong kỳ kinh doanh 2014-2016 là 9,5 tỷ đồng, bằng 1/130 số thuế Vinasun nộp trong cùng thời gian (1.200 tỷ đồng). Kinh doanh cùng một thị trường, phục vụ cùng một đối tượng khách hàng, có số xe chỉ bằng 1/6 số xe của Grabtaxi, nhưng chúng tôi lại nộp thuế hơn Grab gấp 130 lần. Có thể nói chính sách thuế tương đồng, nhưng lỗ hổng thực thi chính sách thuế là rất lớn. Trong công văn số 15467/BTC-TCT ngày 15-11-2017, Bộ Tài chính nhận định Grabtaxi có dấu hiệu rủi ro thuế cao, buộc phải đưa vào diện kiểm soát thuế trọng điểm. Bên cạnh đó, Cục thuế Hà Nội cũng đã có công văn số 78551 ngày 4-12-2017 công khai phần doanh thu của 197 hợp tác xã vận tải được chia từ dịch vụ Grabcar. Nhiều đối tác của Grabtaxi là hợp tác xã vận tải, lái xe đã không thực hiện nghĩa vụ thuế trong nhiều năm.
Việc đưa Uber, Grab về đúng bản chất loại hình dịch vụ sẽ đem lại bình đằng trong kinh doanh, bảo vệ tốt quyền lợi khách hàng,
Căn cứ một số phân tích trên, theo lãnh đạo Vinasun, Quyết định 24/QĐ-BGTVT ngày 7-1-2016 đã có vi phạm nghiêm trọng từ khâu thẩm định nội dung đến khâu thực hiện. Chính vì vậy, Vinasun đề nghị Bộ trưởng Bộ GTVT xem xét huỷ bỏ Quyết định này. Việc đưa Uber, Grab về đúng bản chất loại hình dịch vụ sẽ đem lại bình đằng trong kinh doanh, bảo vệ tốt quyền lợi khách hàng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động cũng như thực hiện tốt nghĩa vụ thuế.
Bình luận (0)