xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vực dậy xe buýt, bao giờ?

THANH BÌNH

UBND TP HCM vừa phê duyệt bổ sung hơn 141 tỉ đồng để trợ giá xe buýt, nâng tổng tiền trợ giá năm 2019 lên 1.247 tỉ đồng. Số tiền này sẽ được giải ngân trước ngày 15-8.

Vực dậy xe buýt, bao giờ? - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp vận tải xe buýt TP HCM đang lâm cảnh nợ nần

Theo Trung tâm Quản lý giao thông công cộng - Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM, sẽ dành gần 117 tỉ đồng trong khoản tiền trên để bù chênh lệch đơn giá, còn lại 24 tỉ đồng dùng tăng tiền lương.

Một số doanh nghiệp (DN) cho biết khoản trợ giá này sẽ giúp họ vượt qua khó khăn vì thời gian qua, nhiều DN và HTX xe buýt không đủ tiền trả lương nhân viên và mua nhiên liệu. Ba năm qua, trợ giá xe buýt tăng dần từ 1.123 tỉ đồng năm 2018 lên 1.247 tỉ đồng năm 2019 và 1.311 tỉ đồng năm 2020. Tuy nhiên, con số này vẫn không đủ để duy trì hoạt động xe buýt trên địa bàn, nhiều tuyến phải tạm dừng khai thác. 

Năm 2019, lượng khách đi xe buýt tại TP HCM chỉ đạt 255 triệu lượt, giảm 12,1% so với 289,9 triệu lượt năm 2018. Năm 2020 dự kiến chỉ còn 159 triệu lượt. Hiện TP HCM có 128 tuyến xe buýt hoạt động, trong đó 91 tuyến có trợ giá. Từ năm 2018 đến nay, 11 tuyến xe buýt đã ngưng hoạt động.

Còn nhớ tại kỳ họp HĐND TP HCM vào cuối năm 2016, Chủ tịch HĐND TP HCM lúc đó là bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nói: "Sở GTVT cứ hứa tính lại cách trợ giá mà chưa có gì mới. Đầu tư không hiệu quả là thiếu trách nhiệm với người dân". Điều đó cho thấy hoạt động xe buýt trì trệ nhiều năm và dường như không có lối ra. Lần này, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng cho biết trong quý III và IV/2020, sẽ tiến hành đấu thầu 47 tuyến xe buýt có trợ giá (có 33 tuyến hiện hữu và 14 tuyến mới). Việc này vừa giúp nâng cao chất lượng xe buýt vừa minh bạch số tiền trợ giá. DN được thanh toán tiền hỗ trợ dựa trên những tiêu chí như xe mới, sạch sẽ, chạy đúng giờ, lộ trình...

Đó cũng chỉ là một trong nhiều giải pháp, song có những giải pháp đã không được thực thi. Mới đây, đề xuất của Sở GTVT TP HCM về tổ chức 6 tuyến buýt mini (thuộc đề án cung cấp dịch vụ vận chuyển xe buýt có sức chứa nhỏ tích hợp ứng dụng công nghệ do DN khai thác) đã bị Bộ GTVT bác bỏ. Bộ GTVT khẳng định đề xuất này không phù hợp với quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008, Nghị định số 10/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô, Thông tư số 12/2020 của Bộ GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng ôtô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Trong khi đề xuất này gắn với tình hình thực tế TP HCM cũng như mô hình xe buýt ở nhiều TP lớn trên thế giới, tiện lợi cho việc trung chuyển khách từ các tuyến đường hẻm ra trục đường chính...

Rõ ràng, tìm được sự đồng thuận để vực dậy hoạt động xe buýt TP HCM là không phải dễ, từ tư duy cho đến hành động. Xe buýt TP HCM cần một lối ra thông thoáng hơn, thoát khỏi vòng luẩn quẩn lâu nay. Điều đó đòi hỏi một hệ thống giải pháp mạnh mẽ và khả thi, chú trọng đến việc thu hút các thành phần kinh tế tham gia. Dù với giải pháp nào, cũng phải được thiết kế với tầm nhìn xa, huy động nguồn lực mạnh và quản lý minh bạch. Phải làm sao để xe buýt là phương tiện gần gũi, thuận tiện, được người dân lựa chọn hàng đầu. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo