xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xã "buộc" dân nộp tiền để trả nợ quán xá: Chuyện tế nhị nên không muốn làm rùm beng!

ĐỨC NGHĨA

(NLĐO)- Quyền Chủ tịch UBND huyện Đakrông cho rằng vụ việc không có vi phạm gì nghiêm trọng, đây là chuyện tế nhị nên không muốn làm rùm beng.

Liên quan đến việc một xã trên địa bàn đã "buộc" các hộ dân nộp tiền để trả nợ quán xá và xây dựng nhà văn hóa, bà Hồ Thị Kim Cúc, Quyền Chủ tịch UBND huyện Đakrông (Quảng Trị) đã có trao đổi với phóng viên sau khi huyện này tìm hiểu, kiểm tra sự việc.

Bà Cúc cho biết, UBND xã Hải Phúc (đã sáp nhập vào UBND xã Ba Lòng vào tháng 3-2020) trước đây có tạo điều kiện cho một số hộ dân thôn Tân Xá, xã Ba Lòng mượn đất để ở, canh tác. Trước lúc sáp nhập xã, các hộ dân này mong muốn được cấp "sổ đỏ" để canh tác lâu dài. Cùng thời điểm này, xã Hải Phúc kêu gọi được nhiều công trình, nhưng phải đối ứng để xây dựng nên đã tổ chức họp với các hộ dân trên. Cuộc họp đã thống nhất việc người dân hỗ trợ cho xã "chừng đó tiền", đổi lại xã sẽ làm thủ tục cấp đất canh tác lâu dài.

Xã buộc dân nộp tiền để trả nợ quán xá: Chuyện tế nhị nên không muốn làm rùm beng! - Ảnh 1.

Giấy biên nhận tiền sơ sài của xã Hải Phúc

Sau đó, có 9 hộ dân nộp tiền và xã Hải Phúc lấy số tiền này đối ứng xây dựng công trình và chi cho một số "việc nhỏ nhỏ" của xã. Việc  thu, chi số tiền này không qua kho bạc nhà nước mà xã tự linh động. "Chuyện này là chuyện tế nhị cho nên mình không muốn làm rùm beng. Quan điểm của xã này là trước lúc sáp nhập vào xã mới là đừng có nợ nần gì và giải quyết dứt điểm cái cũ"- bà Cúc nói.

Theo bà Cúc, qua kiểm tra không phát hiện vi phạm gì nghiêm trọng, xã Hải Phúc cũng đưa ra được biên bản cuộc họp với sự đồng thuận của người dân. Tuy vậy, từ sự việc này, Ban Thường vụ Huyện ủy Đakrông đã yêu cầu phải nghiêm túc rút kinh nghiệm. "Đây là việc của cả tập thể làm nhưng cách làm không đúng với tinh thần, chỉ đạo chung. Nguyên tắc khi thu tiền phải nộp qua kho bạc, đằng này xã thu tiền rồi chi luôn, không qua nhà nước cho nên câu chuyện mới ồn ào"- bà Cúc nói.  

Trước đó, như Báo Người Lao Động thông tin, cuối năm 2019, nhiều hộ dân ở thôn Tân Xá phải nộp cho xã Hải Phúc từ 2 - 25,5 triệu đồng để được cấp đất sản xuất. Qua làm việc với phóng viên, ông Hồ Xuân Hoàng, Chủ tịch UBND xã Ba Lòng (trước khi sáp nhập là chủ tịch UBND xã Hải Phúc) cho hay, người dân đã "tự nguyện đóng góp" chứ không có chuyện xã yêu cầu hay ép buộc. Sau khi thu tiền, xã đã tiến hành trả nợ cho quán xá và góp vốn đối ứng xây dựng nhà văn hóa Tà Lang. 

Trong khi đó, nhiều hộ dân khẳng định, không có chuyện "tự nguyện đóng góp" cho xã với số tiền lớn như vậy. Thực ra, vì sợ thu hồi lại diện tích đất sản xuất mà họ đã canh tác ổn định gần 15 năm nay nên buộc phải nộp tiền cho xã. "Trước đó, vì cuộc sống còn khó khăn nên tôi xin xã Hải Phúc giảm từ 15 triệu đồng/ha đất xuống 10 triệu đồng/ha, thế nhưng xã không đồng ý. Xã buộc phải là 15 triệu đồng/ha đất"- một người dân cho hay.

                                                   

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo