Sau khi ra đời vào đầu thế kỷ XIX, Văn miếu Vinh là điểm sinh hoạt văn hóa truyền thống, nơi hội tụ các văn sĩ, nho sĩ, các tao nhân mặc khách. Ngoài ra, Văn miếu Vinh còn là biểu tượng cho tinh thần và truyền thống hiếu học của người dân xứ Nghệ.
Hiện tại, do bị lãng quên nên các hiện vật quý của Văn miếu Vinh bị thất lạc, khu đất bị nhà dân xâm lấn, tất cả chỉ còn lại một vài tảng đá ong, ngói vất chỏng chơ, bộ khung tòa nhà đại bái làm bằng gỗ lim thì được tận dụng làm nhà kho cho nhà máy in. Những ai đã đến di tích này đều cảm thấy nuối tiếc, xót xa cho một di tích biểu tượng cho đất học xứ Nghệ bị lãng quên, trở thành một phế tích giữa thành phố Vinh.
Theo tài liệu, 1 năm sau khi lên ngôi (1803) Vua Gia Long đã truyền lệnh cho các hạt (trấn, tỉnh) phải lập văn miếu để thờ cúng Khổng Tử, các vị phối hưởng (Nhan Tử, Tăng Tử, Mạnh Tử...) và các vị tiên triết, tiên hiền, tiên nho (khoa bảng Nghệ An). Văn miếu Vinh từ đó ra đời, là miếu điện chính của tỉnh lỵ thời ấy. Miếu có 3 cửa tam quan đều hướng về phía nam (kinh đô triều Nguyễn). Trên cửa chính môn có đề 4 chữ "Vạn thánh linh từ". Hai bên cửa có đôi câu đối ánh màu sơn son thiếp vàng, toát lên niềm tự hào của dân Nghệ về đạo học: " Nhật nguyệt trung thiên minh thánh đạo. Giang sơn đại địa tích Nhân văn"- (Đạo thánh sáng ngời như mặt trời, mặt trăng trong vũ trụ, Nhân văn được bồi tụ là do ở sông núi nơi đất này).
Văn miếu Vinh ở địa phận xã Yên Dũng, phía đông tỉnh thành, phía tây là đền Khải Thánh. Có diện tích rộng, bằng phẳng, tới 22.000m2, nay là phường Hồng Sơn, TP Vinh, tỉnh Nghệ An.
Sau đây là hình ảnh phóng viên Báo Người Lao Động ghi lại cảnh Văn miếu Vinh thành phế tích:
Văn miếu Vinh chỉ còn là phế tích
Di tích bị bao vây bởi cây dại, nhà dân.
Ngói lớp của di tích để thành từng đống, hư hỏng nặng.
Bộ khung gỗ của di tích giờ được dùng làm nhà kho cho nhà máy in
Các cột, khung gỗ đang hư hỏng dần theo thời gian.
Bàn thờ tạm dùng để thắp hương của khu di tích Văn miếu Vinh
Bình luận (0)