xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xử lý những con đường "bị bỏ rơi"

THU HỒNG - ANH VŨ

Trên 290 dự án khu dân cư ở TP HCM không còn chủ đầu tư. Điều này dẫn tới việc nhiều nơi hệ thống hạ tầng giao thông xuống cấp, gây mất an toàn giao thông nhưng không ai sửa

Ngày 9-4, HĐND TP HCM phối hợp với Đài Truyền hình TP HCM, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức chương trình Dân hỏi - Chính quyền trả lời tháng 4-2023 với chủ đề "Quản lý và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật".

Mưa lầy, nắng bụi

Tại chương trình, ông Võ Khánh Hưng, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM, cho biết toàn thành phố có 291 dự án khu dân cư không còn chủ đầu tư - tức là chủ đầu tư giải thể, không còn pháp nhân khiến công tác duy tu, sửa chữa hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông bị bỏ ngỏ. Điều này dẫn tới hệ thống hạ tầng giao thông xuống cấp trầm trọng, thiếu an toàn nhưng không ai sửa chữa.

Trong ngày 9-4, phóng viên Báo Người Lao Động đến một số dự án được nhắc tên ở trên. Điểm đến đầu tiên là khu đô thị An Phú - An Khánh (phường An Phú, TP Thủ Đức). Người dân cho hay từ lâu, rất buồn phiền vì tình trạng xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều tuyến đường do chủ đầu tư khu đô thị trên quản lý.

Xử lý những con đường bị bỏ rơi - Ảnh 1.

Đường Nguyễn Hoàng cứ nắng thì bụi, mưa lại lầy. Ảnh: ANH VŨ

Ghi nhận trên đường Nguyễn Hoàng dài 1,2 km nối từ đường song hành xa lộ Hà Nội đến đường Lương Định Của cho thấy mặt đường trồi sụt, màu lá trên những hàng cây hai bên đường từ xanh đã nhuộm bạc vì bụi. Người chạy xe máy cứ vài mét lại phải đạp phanh để lách hoặc gồng mình chịu chấn động từ "ổ gà". Chưa kể, dọc hai bên đường có cửa hàng vật liệu xây dựng và công trình xây dựng nên cát, đá đổ tràn ra.

Để giải quyết 291 dự án, theo ông Võ Khánh Hưng, đòi hỏi phải có đơn vị quản lý nhà nước tiếp nhận hệ thống hạ tầng này, trên cơ sở đó mới có kế hoạch bảo trì, sửa chữa theo quy định.

Bà Tú, một phụ nữ bán cơm, kể con đường xuống cấp hơn 1 năm nay, mùa nắng thì bụi mù mịt, mùa mưa thì nước đọng thành vũng tạo thành bẫy. Người dân sống trong khu này còn biết để tránh, chứ người lạ thì té xe liên tục. "Đường nằm trong khu đô thị An Phú - An Khánh, không biết vì lý do gì không sửa chữa. Tôi mong chính quyền địa phương sớm có giải pháp ngay" - người phụ nữ nhíu mày.

Sẽ có cách xử lý phù hợp

Tương tự, đường Tiền Lân 1 và Tiền Lân 7 dẫn vào khu dân cư Hoàng Hải, thuộc xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn nhiều năm nay "đi như đánh vật" nhưng không ai ngó ngàng. Ghi nhận tại 2 tuyến đường thuộc quản lý của chủ đầu tư dự án là Công ty CP Kinh doanh nhà Hoàng Hải này cho thấy nhiều đoạn bong tróc nhựa lộ ra từng mảng đá nham nhở, bụi bốc mù mịt mỗi khi có phương tiện đi qua. Ngoài ra, do nhiều xe tải chạy vào dẫn tắt ra KCN Vĩnh Lộc nên con đường bị cày xới, lỗ chỗ "ổ voi", mỗi khi mưa lớn tạo thành những khoảng đọng lớn. Không chỉ tàn tạ, nhiều đoạn còn bị lựa chọn là địa điểm đổ trộm rác gây mất mỹ quan đô thị.

Xử lý những con đường bị bỏ rơi - Ảnh 3.

Đường Tiền Lân 7 đang xuống cấp trầm trọng. Ảnh: THU HỒNG

Theo cư dân Nguyễn Thị Thành, Công ty Hoàng Hải đã bị Sở Kế hoạch và Đầu tư rút giấy phép kinh doanh từ năm 2018, pháp nhân cũng không còn, không ai đứng ra chịu trách nhiệm nên hàng trăm hộ dân không biết kêu nơi nào cho đúng địa chỉ.

Đường Nguyễn Thị Thập đoạn gần cầu Him Lam (phường Tân Hưng, quận 7, TP HCM) mặt đường cũng lởm chởm. Ở ngã tư Nguyễn Thị Thập dẫn vào đường Hoàng Trọng Mậu và đường D1, vạch qua đường dành cho người đi bộ đã bị mờ, trời mưa có nơi nước tù đọng. Nhiều đoạn bị đào lên để lắp đặt đường ống nước nhưng việc tái lập mặt đường cẩu thả khiến chỗ cao, chỗ thấp, phương tiện qua lại khó khăn.

Tại chương trình Dân hỏi - Chính quyền trả lời, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Bùi Xuân Cường cho biết qua nhiều năm xây dựng và phát triển thì hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội của thành phố có sự phát triển vượt bậc, góp phần bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, một số công trình nhỏ lẻ có tình trạng không còn chủ đầu tư, hạ tầng giao thông, kỹ thuật xuống cấp chưa được sửa chữa kịp thời, gây bức xúc cho người dân.

"Thành phố sẽ tiếp tục xác định rõ trách nhiệm của các chủ đầu tư, nghiên cứu có cơ chế chính sách phù hợp để phân loại, xử lý" - Phó Chủ tịch UBND TP HCM nói.

Bài học từ cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh

Tại chương trình, trả lời ý kiến của cử tri về bài học kinh nghiệm sau sự cố cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, ông Võ Khánh Hưng thông tin cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh tiếp tục được quan trắc trong 2 năm nhằm xem xét việc chuyển vị đầu nhịp tại gối kê và chuyển vị trụ có ảnh hưởng chất lượng cầu hay không.

5-Box-dan-hoi-chinh-quyen-tra-loi

Chương trình diễn ra sáng 9-4. Ảnh: HẢI PHONG

Theo ông Hưng, qua sự cố này, ngành giao thông rút ra nhiều bài học kinh nghiệm. Cụ thể như phải thu thập hồ sơ thiết kế công trình, trong điều kiện không có hồ sơ thì tư vấn thiết kế phải đưa ra các cảnh báo, chỉ dẫn để lưu ý trong quá trình thực hiện. Đối với tư vấn, giám sát thi công thực hiện theo đúng thiết kế, nếu phát sinh vướng mắc phải lập biên bản hiện trường báo cáo chủ đầu tư xem xét...

"Sở Giao thông Vận tải đã có văn bản gửi đến các chủ đầu tư, các nhà thầu, các đơn vị quản lý kể cả quận, huyện phải lưu ý rút ra bài học kinh nghiệm. Trong đó cần quản lý chặt hồ sơ công trình, số hóa tất cả dữ liệu để dễ lưu trữ" - ông Hưng cho hay.

H.Phong

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo