Nghiên cứu này do TS-BS Corina Amor Vegas cùng các cộng sự tại phòng thí nghiệm Cold Spring Harbor thực hiện và mới được công bố trên chuyên trang Science Daily.
Nhóm nghiên cứu phát hiện tế bào T có thể được lập trình lại để chống lão hóa. Với những biến đổi di truyền phù hợp, tế bào T có thể tấn công tế bào bạch cầu khác - được cho là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh mà con người phải đối mặt. Các tế bào hình lá sen vốn không ngừng sao chép và khi con người già đi, chúng tích tụ trong cơ thể, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm có hại. Một số loại thuốc có thể loại bỏ các tế bào gây hại này nhưng phải được sử dụng nhiều lần.
Để thay thế phương pháp trên, TS-BS Amor Vegas và các đồng nghiệp sử dụng một loại thuốc "sống", được gọi là tế bào thụ thể kháng nguyên chimeric (CAR T). Khi thử nghiệm trên chuột, họ phát hiện những tế bào này có thể được điều khiển để loại bỏ các tế bào bạch cầu. Kết quả là những con chuột được thử nghiệm đã cải thiện việc trao đổi chất, dung nạp glucose tốt hơn, sống khỏe mạnh hơn. Đáng nói, cách thức này không bị bất kỳ tổn thương mô hoặc độc tính nào.
"Nếu chúng tôi tiêm cho chuột già, chúng sẽ trẻ lại. Khi chúng tôi tiêm cho chuột non, chúng lâu già hơn. Tế bào CAR T còn có thể giúp tăng tuổi thọ của chúng. Hiện tại, không có liệu pháp nào khác có thể làm được điều này" - BS Amor Vegas khẳng định.
Theo nhóm nghiên cứu, chỉ cần sử dụng một liều tế bào T khi còn trẻ thì có thể có tác dụng suốt đời. Nó còn có thể chống lại những tình trạng thường xảy ra như béo phì và đái tháo đường. "Tế bào T có khả năng phát triển trí nhớ và tồn tại trong cơ thể trong thời gian rất dài, điều này rất khác với mọi loại thuốc hiện có. Phương pháp tế bào CAR T cũng rất hiệu quả cho việc điều trị những bệnh mạn tính" - bà Amor Vegas cho biết.
TS-BS Amor Vegas là một trong những nhà khoa học đầu tiên chứng minh rằng tế bào CAR T có tiềm năng chữa trị ung thư, giúp con người "trẻ mãi không già".
Bình luận (0)