Theo quan điểm của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump, việc gia nhập TPP đã khiến nhiều việc làm “không cánh mà bay” sang các khu vực bên kia đại dương. Để giảm thiểu tỉ lệ thất nghiệp, ông sẽ đưa ngược các công ty này về lại Mỹ, tạo điều kiện việc làm cho công dân nước này.
Tuy nhiên điều này sẽ gây nên hỗn loạn về giá cả sản phẩm bởi sự chênh lệch về chất lượng và lương nhân công. Vậy, một chiếc iPhone “made in USA” đắt hơn “made in China” bao nhiêu?
Nhà máy Foxconn tại Trung Quốc đang dùng 150.000 người lao động để sản xuất ra số lượng iPhone 7 cung cấp cho toàn thế giới. Ước lượng khi về Mỹ với lương nhân công cao sẽ đội giá lên gấp 3 lần, tức từ 649 USD lên 2.000 USD.
iPhone 7 sẽ có mức giá trên 40 triệu đồng nếu gắn mác "Made in USA".
Số tiền phải trả cho một công nhân tại xưởng may quần jeans ở Việt Nam là 2,5 USD và Bangladesh là 1,8 USD/giờ. Trong khi tại Mỹ, người lao động thông thường kiếm được 25-30 USD/giờ. Theo tính toán, một chiếc quần jeans Levi’s sẽ có mức giá 348 USD thay vì 128 USD như thông thường.
Với TV, các linh kiện hầu hết đều được sản xuất tại Châu Á và chuyển sang lắp ráp ở Mỹ. Nếu Mỹ thành lập dây chuyền sản xuất và đưa vào nội địa, một chiếc TV HD 42 inch sẽ có mức giá 329 USD so với 299 USD như trước.
Hiện 97-99% các loại giày thể thao bán tại Mỹ được gia công tại các nước khác. Hãng sneaker New Balance sản xuất khoảng 4 triệu đôi mỗi năm, ước tính mức giá khoảng 159-399 USD/đôi so với 65-399 USD nếu sản xuất tại quê nhà.
Đối với pin năng lượng mặt trời, việc nhập khẩu cho giá rẻ hơn so với sản xuất nội địa. So sánh mức tiền phải bỏ ra cho một miếng pin 330 Watt từ châu Á so với hàng tự gia công trong nước tại Atlanta cho thấy sự chênh lệch đáng kể từ 0,69 đến 1 USD/Watt.
Hãy nhắm mắt, hít thở sâu và chuẩn bị sẵn số tiền khổng lồ nếu bạn tiếp tục muốn mua hàng hiệu trong tương lai.
Bình luận (0)