xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tổng thống Donald Trump liên tục tung đòn thuế quan, dân Mỹ có thể lãnh hậu quả

Xuân Mai

(NLĐO) - Kế hoạch thuế quan có đi có lại mới của ông Donald Trump có thể gây ra cuộc chiến thương mại toàn cầu và làm trầm trọng thêm vấn đề lạm phát tại Mỹ

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick cho hay cuộc nghiên cứu kế hoạch áp thuế đối ứng mới sẽ hoàn tất vào ngày 1-4. Ông cho rằng kể từ ngày 2-4, Tổng thống Donald Trump sẽ quyết định thời điểm ban hành thuế đối ứng.

Howard Lutnick  (Photo Credits: X / Twitter)

Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick. Ảnh: X

Thuế quan có đi có lại là một trong những cam kết cốt lõi trong chiến dịch tranh cử của ông Trump, nhằm cân bằng lợi ích với các quốc gia áp thuế lên hàng hóa của Mỹ và giải quyết những gì ông cho là hoạt động thương mại bất công.

Theo Đại diện Thương mại Mỹ, hiện Mỹ áp mức thuế nhập khẩu trung bình là 2% đối với hàng hóa công nghiệp. Hàng hóa công nghiệp gồm ô tô, quần áo, dầu mỏ và nhiều mặt hàng khác, chiếm gần như toàn bộ những gì Mỹ nhập khẩu, ngoài nông sản. Theo đó, một nửa số hàng hóa công nghiệp mà Mỹ nhập khẩu không phải chịu thuế.

Theo CNN, thuế quan là một phần quan trọng trong kế hoạch của ông Trump nhằm tăng nguồn thu để hỗ trợ ngân sách cho việc gia hạn chính sách cắt giảm thuế trong nước hồi năm 2017 của ông, cùng với các khoản cắt giảm thuế khác đã cam kết. 

Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng gánh nặng thuế quan cuối cùng có thể đổ lên chính người tiêu dùng Mỹ khi lạm phát bắt đầu tăng trở lại. Theo đài CNN, những nhà nhập khẩu phải trả thuế sẽ chuyển chi phí này lên các nhà bán lẻ, sau đó họ sẽ tăng giá đối với người tiêu dùng.

Ông Justin Weidner, nhà kinh tế tại Ngân hàng Deutsche Bank, cho biết nếu người Mỹ không thể chuyển sang các lựa chọn thay thế rẻ hơn, họ có thể phải gánh chịu chi phí thuế quan.

Kế hoạch áp thuế đối ứng mới nhắm vào các quốc gia có thâm hụt thương mại lớn nhất với Mỹ cũng như có sự chênh lệch về mức thuế quan giữa hàng hoá nhập khẩu Mỹ và hàng hoá Mỹ xuất sang nước khác.

 Thuế đối ứng có thể ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến các nước đang phát triển, đặc biệt là Ấn Độ, Brazil, các nước Đông Nam Á và châu Phi vì đây là những nước có mức thuế quan chênh lệch lớn nhất giữa mức thuế áp lên hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ và mức thuế mà Mỹ áp dụng cho sản phẩm từ các nước này.

Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, vào năm 2022, mức thuế quan trung bình của Mỹ đối với hàng nhập khẩu từ Ấn Độ là 3%, trong khi mức thuế quan trung bình của Ấn Độ áp lên hàng nhập khẩu từ Mỹ là 9,5%.

Mức thuế quan có đi có lại mới sẽ được áp dụng cùng với mức thuế 10% có hiệu lực vào tuần trước, bên cạnh các mức thuế khác lên hàng hóa Trung Quốc và mức thuế 25% đối với thép và nhôm mà ông Trump công bố hôm 10-2.

Theo Viện nghiên cứu Peterson, nếu ông Trump áp mức thuế 25% lên hàng hoá Mexico và Canada - vốn tạm hoãn đến ngày 1-3, thì tổng chi phí các loại thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ Trung Quốc, Mexico và Canada sẽ tương đương mức tăng thuế hơn 1.200 USD/năm của một hộ gia đình Mỹ thông thường. Trong khi đó, các loại thuế đối ứng mới sẽ làm tăng thêm số tiền này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo