... Tiếp nữa là góp phần răn đe, ngăn chặn. Và đương nhiên là chống tham nhũng sẽ có tác động vào tư duy làm quan là phải thanh liêm.
Tuy nhiên, thanh liêm là một nhân cách, nó liên quan trực tiếp đến độ "chín" về văn hóa. Khi con người đủ độ "chín" về văn hóa thì người ta biết xấu hổ với chính mình nếu làm sai chứ không phải do sợ lẽ này, lẽ khác.
Mà độ "chín" như vậy về văn hóa thì phải có quá trình rèn luyện, tu dưỡng, học hỏi rất nhiều. Nhưng thực tế hiện nay cho thấy, số người như vậy thường không phải nhiều lắm.
Làm quan thanh liêm chỉ có được ở nhà nước pháp trị thực sự. Do vậy, theo tôi cần phải sử dụng pháp trị, phải có biện pháp mạnh, để vừa ngăn chặn, vừa góp phần giáo dục cán bộ.
Chống tham nhũng mạnh mẽ sẽ góp phần đáng kể làm trong sạch bộ máy, loại bỏ quan tham. Còn việc có sử dụng được người tài đức hay không là một việc nữa, một việc khác.
Không hẳn giảm quan tham là tự nhiên tăng được nhân tài. Một người lãnh đạo nào đó có đại nghĩa, thật lòng muốn làm việc cùng với các nhân tài, trong đó có những mặt họ nổi trội hơn mình, tôn trọng các nhân tài ấy, thì sử dụng được nhân tài.
"Phải lấy lễ mà đãi" là cách nói của người xưa. Tôi hiểu "lễ" ở đây là sự tôn trọng chứ không phải vật chất.
Còn những người lãnh đạo nào không muốn nghe những lời "nghịch nhĩ", chỉ thích những lời êm tai, thích sử dụng những người ngoan ngoãn, không ưa ai hay cãi lại mình thì khó mà sử dụng được nhân tài".
(TS. VŨ NGỌC HOÀNG - nguyên Ủy viên TƯ Đảng, nguyên phó trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo TƯ - trả lời trên VTC News về công cuộc chống tham nhũng hiện nay)
Bình luận (0)