Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân từ Hải Dương về Hà Nội - Ảnh: NGÔ NHUNG
Với nguồn cung ban đầu hạn chế, trong các cuộc họp về vấn đề phân phối vắc-xin, mặc dù có không ít tranh luận, nhưng cuối cùng chúng tôi đều đi đến đồng thuận: tiêm phòng trước nhất cho cho nhân viên y tế tuyến đầu, những người có nguy cơ phơi nhiễm và mắc Covid cao nhất, để bảo vệ và bảo toàn lực lượng tuyến đầu chống dịch.
Kế đến là người dân ở vùng dịch, và nhóm người cao tuổi, bệnh nền, miễn dịch suy giảm. Họ dễ mắc Covid-19 khi dịch bùng phát và khi mắc có nguy cơ tử vong cao.
... Mặc dù vắc-xin là niềm hy vọng lớn nhất để đưa cuộc sống trở lại bình thường, nhưng còn quá sớm để khẳng định vắc-xin sẽ kết thúc đại dịch. Do vậy, tất cả chúng ta vẫn phải tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp y tế cộng đồng phòng chống dịch, đặc biệt là thực hiện 5K.
Tôi cho rằng việc phân phối vắc-xin một cách công bằng và hợp lý giữa các khu vực, địa phương và các nhóm quần thể là điều tối quan trọng. Sự cấp bách của việc nghiên cứu, phát triển và sản xuất các loại vắc-xin không thể không đi kèm với sự cấp bách trong việc phân phối, đảm bảo quyền được tiêm vắc-xin công bằng cho tất cả mọi người. Đó là chìa khóa giúp chúng ta an toàn trước đại dịch".
(Thứ trưởng Bộ Y tế TRẦN VĂN THUẤN cho biết trên VnExpress ngày 22-2 về 204.000 liều vắc-xin Covid-19 đầu tiên của AstraZeneca sắp về đến Việt Nam trong tháng này).
Bình luận (0)