Nhà máy Alumin Nhân Cơ Ảnh: NGƯỜI LAO ĐỘNG
"Đối với một dự án khai khoáng được đầu tư với tổng vốn hơn 14.000 tỉ đồng cùng với những khoản chi phí ngân sách đang "cho không" dự án như: chi phí xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ cho dự án đã lên tới 993 tỉ đồng được lấy từ ngân sách trung ương và địa phương, hàng loạt cơ chế ưu đãi thuế, đất, cùng với cơ chế hỗ trợ hàng tỉ USD tiền điện cho dự án trong nhiều năm... thì đây không thể coi là lãi, không nên quá vui mừng.
Trước hết, tôi muốn thẩm định lại số liệu doanh nghiệp báo cáo đã chính xác chưa? Đây là lãi thật hay chỉ là số liệu làm đẹp sổ sách để báo cáo?
Tôi phải lưu ý có nhiều doanh nghiệp vì muốn giấu giếm tình hình hoạt động bết bát của doanh nghiệp mà báo cáo sai hoặc sử dụng các mánh lới, lấy từ các khoản thu khác để bù đắp cho các khoản thâm hụt, thua lỗ và coi đây là lợi nhuận doanh nghiệp thu về. Đây là thực tế, xảy ra chủ yếu ở các doanh nghiệp, tập đoàn nhà nước. Vì thế, lo ngại trên không nằm ngoài dự án này.
Tôi cho rằng rất cần một cơ quan giám sát, kiểm tra phân tích số liệu nhằm làm rõ những khoản thu - chi, lỗ - lãi liên quan tới dự án này".
(PGS-TS ĐINH TRỌNG THỊNH - Học Viện tài chính - nhận xét trên Đất Việt ngày 2-7 sau khi Công ty Nhôm Đắk Nông (Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam) vừa cho biết trong năm 2017, Nhà máy Alumin Nhân Cơ đạt lợi nhuận hơn 13,6 tỉ đồng).
Bình luận (0)