"Ngành giáo dục đã nhiều lần có những chuyện như thế. Thí dụ như đề án giáo dục phổ thông quốc gia mà khi đưa ra 34.000 tỉ đồng, sau đó rút xuống 800 tỉ, đề án đào tạo tiến sĩ thì cuối cùng cũng là đề án trên trời và hiệu quả rõ ràng không ổn, rồi đề án ngoại ngữ cũng có vấn đề.
Đáng lý qua việc đó phải rút kinh nghiệm, khâu chuẩn bị phải tốt hơn cho việc xây dựng những đề án nhưng mà chúng ta xây dựng đề án vẫn như trên trời. Đây là cái lỗi vội vàng quá và chủ quan quá của những người soạn thảo đề án này. Cho nên dứt khoát là phải rút kinh nghiệm".
(Tiến sĩ LÊ VIẾT KHUYẾT, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT).
"Tất cả những chính sách, đề án khi được công bố là phải được soạn thảo, được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, cẩn trọng, với một chất lượng tốt, để khi ban hành thì được dư luận đón nhận ủng hộ tránh tình trạng chúng ta vừa công bố 1 đề án mà chưa áp dụng thì đã phải thu hồi. Khi thu hồi lại là những lý do hết sức kỹ thuật, đó là số liệu không khớp, tổng hợp nhiều nguồn.
Bộ GD-ĐT phải hết sức rút kinh nghiệm trong quá trình xây dựng các đề án và ban hành các chính sách của mình".
(Ông PHẠM TẤT THẮNG, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, nêu ý kiến trên VOV ngày 27-5 sau khi Bộ GD-ĐT thu hồi dự án đổi mới thi cử với kinh phí 749 tỉ đồng trong 3 năm để sửa đổi).
Bình luận (0)