Ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam Ảnh: BÁO PHÁP LUẬT TP HCM
"Tôi dám khẳng định doanh nghiệp FDI hay thương lái không thể thao túng thị trường. Vì theo tôi được biết, chính các doanh nghiệp này cũng đang chịu dịch bệnh và thiệt hại nặng nề. Bạn cứ nhìn ra thị trường đi, vẫn có những con heo trọng lượng 30-40 kg bán đầy ở các chợ mà lẽ ra phải nuôi lớn hơn bán kiếm lợi. Đơn giản là những trại lớn bán để chạy dịch. Giờ cũng chỉ còn trại đầu tư bài bản còn heo, chứ các trang trại nhỏ, hộ gia đình heo đã chết sạch rồi.
Điều đó cho thấy đại gia không thể tích trữ làm giá vì bản thân họ cũng phải bán tháo chạy dịch bệnh. Với thương lái, một nguyên tắc là có thể kiếm lợi vào lúc giá rẻ nhưng nay thịt heo lên cơn sốt thì thương lái chỉ kinh doanh từ hòa vốn đến lỗ.
... Tôi bảo đảm Tết không thiếu nhiều đâu. Vì người dân đã đổ về quê ăn Tết, các bếp ăn tập thể, trường học tiêu thụ thịt heo nhiều nhất thì đóng cửa, mà bản thân các đơn vị này cũng đã chuyển sang sử dụng thịt heo đông lạnh nhiều rồi. Do đó, nguồn cung heo có thể giảm nhưng cầu không lớn đến mức gây khủng hoảng thị trường. Hơn nữa, xu hướng người dân ăn Tết chọn các thực phẩm cao cấp, thịt heo chỉ là thêm phần phụ họa".
(Ông PHẠM ĐỨC BÌNH, Tổng Giám đốc Công ty CP Thanh Bình kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho biết trên Báo Pháp Luật TP HCM ngày 25-11 khi giá thịt heo bán lẻ có loại nhảy lên 200.000 đồng/kg).
Bình luận (0)