Một phòng bệnh VIP tại bệnh viện tư nhân. Ảnh minh hoạ
...Dịch vụ y tế cũng như giá điện. Tăng giá là kéo theo cả trăm thứ khác tăng theo. Bệnh viện công vẫn dựa vào ngân sách nhà nước để đầu tư cơ sở hạ tầng, trang bị máy móc, kỹ thuật nhưng lại phát triển nhiều dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu để thu tiền cao là bất hợp lý. Điều này vừa tạo ra sự bất bình đẳng giữa các bệnh viện công và tư vừa không bảo đảm được lợi ích xã hội cho người dân nghèo.
Những người giàu có, nhiều tiền muốn sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao thì nên tới bệnh viện tư nhân. Bệnh viện công cần tập trung vào mục đích mang tính toàn dân. Đừng để người dân nghĩ rằng, cuối cùng y tế công đã không còn thuộc về người nghèo và bác sĩ chỉ chăm chăm chạy sang khu vực dịch vụ cao để phục vụ người giàu, thu được nhiều tiền hơn, lương cao hơn".
Y tế, giáo dục là các lĩnh vực đặc thù, mang tính toàn dân. Do đó, khi xây dựng các mức phí phải được tính toán dựa trên sức dân. Với mức thu nhập trung bình của người dân Việt Nam hiện nay mà đưa ra mức phí như vậy là quá cao, không người dân bình thường nào có thể chịu nổi".
(GS PHẠM GIA KHẢI, Nguyên viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, nêu quan điểm trên Đất Việt ngày 31-7 về Dự thảo thông tư Hướng dẫn xây dựng giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu do cơ sở y tế công lập cung cấp. Theo đó, giá giường nằm tại phòng điều trị theo yêu cầu tối đa lên đến 4 triệu đồng/ngày).
Bình luận (0)