Tháng 12-2016, tỉnh Vĩnh Phúc mở tiệc chiêu đãi trên 1.000 đại biểu, mua sắm quà tặng gần 65 tỉ đồng nhân kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh. Ảnh minh họa
Ý tôi muốn nói rằng nếu chi một đồng nhưng không mang lại hiệu quả gì cũng là lãng phí, còn nếu chi đến 10 đồng nhưng đạt được mục đích thì vẫn là đáng chi.
Việc tiếp đãi khách cũng vậy, bỏ tiền ra là phải tính tới hiệu quả chứ không phải chỉ ngồi để tính cho khách ở phòng mấy triệu, ăn mấy trăm, sẽ không giải quyết được gì
Tôi không thể tìm ra được đất nước nào tiêu tiền như ở Việt Nam. Sự tùy tiện thể hiện từ những khoản nhỏ nhất như chi tiêu cho đời sống hằng ngày cho tới những việc lớn hơn như làm các công trình, dự án...
Làm sao lại có chuyện một dự án khi xây dựng dự toán ban đầu chỉ có 500 tỉ mà khi thi công lại đội giá lên tới 800 tỉ được. Cứ chi tiêu như vậy, sẽ không một nguồn ngân sách quốc gia nào có thể chịu đựng nổi. Đến nước Mỹ cũng phải chịu thua.
Đang có một thực tế là cứ địa phương càng nghèo thì lại càng thích tiêu hoang. Vì địa phương nghèo nên không có gì để thu hút nhà đầu tư vì vậy phải chi thật nhiều tiền, lôi kéo nhà đầu tư. Họ sẵn sàng thết đãi, bỏ tiền bằng mọi cách để có được dự án cho địa phương mình".
(TS LÊ VĂN BẢY - Tiến sĩ kinh doanh quốc tế tại Đại học kinh tế Berlin (Đức) - nhận định trên Báo Đất Việt).
Bình luận (0)