"Những người trực tiếp tham gia thì phải có hình thức kỷ luật nặng hơn, đưa ra khỏi ngành hoặc cao hơn nữa là chịu trách nhiệm hình sự. Đây cũng là theo luật, quy định - gây hậu quả nghiêm trọng thì cũng phải chịu trách nhiệm theo luật, nếu nương nhẹ chỉ phê bình khiển trách thì chưa tương xứng với hành vi của họ.
Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh
Việc một số cán bộ lãnh đạo của Hà Giang có danh sách người nhà tham gia tác động để nâng điểm cho con nhưng lại nói tôi không hề biết đây là người nhà thậm chí bà hoặc vợ, có thật bản thân họ không hề biết gì sao? Hay đằng sau có điều gì rất khó hiểu hoặc không bình thường? Vì con của mình thì mình phải hiểu phải biết, ai tác động thì mình phải biết. Đây là hình thức "chạy" để giảm nhẹ hình phạt của xã hội, của dư luận với cá nhân họ.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương đã nói rồi, xử lý tham nhũng "không trừ một ai, dù người đó ở cấp bậc nào, chức vụ gì. Do đó, pháp luật phải nghiêm khắc, công bằng, bình đẳng với mọi người, không phải cứ cấp trên thì được tha bổng, được nương nhẹ, cấp dưới thì nặng tay. Hiện tượng ở Hà Giang cũng như ở Hòa Bình, Sơn La… trong thời gian vừa qua nói rộng ra một số tỉnh là có dấu hiệu chạy điểm, nâng điểm hoặc gian lận điểm thi chúng ta phải làm nghiêm minh, công bằng, bình đẳng, tất cả mọi người đều như nhau".
(Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội LÊ NHƯ TIẾN nêu ý kiến trên Infonet ngày 3-10)
Bình luận (0)