xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người tiết lộ bí mật PRISM biến mất

Hải Ngọc (Theo BBC, TVNZ)

(NLĐO) – Cựu nhân viên CIA Edward Snowden, người tiết lộ chương trình PRISM theo dõi người dùng Internet của Mỹ, vừa biến mất khỏi khách sạn ở Hồng Kông.

Theo đài RTHK địa phương, Edward Snowden, 29 tuổi, đã trả phòng tại khách sạn Mira vào ngày 10-6, chỉ một ngày sau khi anh công khai danh tính trên tờ Guardian (Anh).
 
Hãng tin Reuters dẫn lời nhân viên khách sạn cho biết thêm Snowden rời đi vào buổi trưa. Không ai rõ nơi ở hiện nay của Snowden nhưng phóng viên Ewen MacAskill của Guardian tin là anh vẫn ở Hồng Kông.
 
Snowden đến Hồng Kông vào ngày 20-5. Với hộ chiếu bình thường, một công dân Mỹ có thể lưu lại hòn đảo này trong vòng 90 ngày.
 
 
img
Các tiết lộ của Snowden đang bị điều tra hình sự tại Mỹ. Ảnh: Reuters
 
Một kiến nghị được gửi đến trang web của Nhà Trắng để kêu gọi ân xá ngay lập tức cho Snowden đã thu thập được hơn 30.000 chữ ký. Một cuộc vận động khác trên Facebook đã quyên được gần 8.000 USD chỉ trong vài giờ để hỗ trợ cuộc chiến pháp lý của Snowden.
 
Trong khi đó, một người phát ngôn của Văn phòng Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ cho hay vụ việc đã được chuyển sang Bộ Tư pháp Mỹ sẽ được điều tra theo hướng hình sự. Như vậy, mọi sự chú ý đổ dồn vào hiệp ước dẫn độ mà Mỹ ký với Hồng Kông năm 1996, một năm trước khi hòn đảo được trao trả cho Trung Quốc.

img
Bạn cài Flash Player để xem được Clip này.

 
Đến lúc này, Cục An ninh Hồng Kông cho đài BBC biết một cách ngắn gọn: “Mọi trường hợp sẽ được xử lý theo luật pháp Hồng Kông” và không đề cập đến riêng Edward Snowden.
 
Nhiều nhà bình luận Hồng Kông cho rằng có thể Snowden đã tính toán sai. “Chúng tôi có hiệp ước song phương với Mỹ và có nghĩa vụ phải tuân theo. Hồng Kông không phải là nơi không có pháp luật, như ông Snowden có thể đã nghĩ vậy” – bà Regina Ip, một nhà làm luật Hồng Kông, nhận định.
 
Theo hiệp ước trên, chính quyền Hồng Kông có thể tạm giữ một nghi phạm Mỹ trong vòng 60 ngày trước khi Washington chính thức đưa ra yêu cầu dẫn độ. Và điều này hoàn toàn có thể xảy ra với Snowden. Dù vậy, Washington sẽ phải mất nhiều tháng với một quy trình phức tạp để đưa được Snowden về nước, hoặc có thể không thành công do vấp phải phản đối của Bắc Kinh, theo các nhà phân tích.
 
 
img
Khách sạn Mira, nơi Snowden trú ngụ tại Hồng Kông trước khi biến mất. Ảnh: Reuters
 
Vụ việc kịch tính này có thể gây trở ngại cho quan hệ Mỹ - Trung chỉ vài ngày sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình. Ngoài ra, Snowden có thể được bảo vệ chặt chẽ nếu xin được tị nạn tại Hồng Kông, theo giáo sư luật Simon Young của Đại học Hồng Kông.
 
Tiết lộ của Snowden về PRISM đã gây ra những tranh cãi chính trị xuyên Đại Tây Dương. Tại Anh, nhiều người cho rằng cơ quan do thám điện tử (GCHQ) của nước này cũng sử dụng hệ thống của Mỹ để “soi” người dân. Ngoại trưởng Anh William Hague đã phải hủy chuyến thăm Washington để ra giải trình trước quốc hội ngày 10-6 và bác bỏ mọi cáo buộc. 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo