xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Từng bước giải bài toán khó

Phạm Hồ

Những lô cát biển đầu tiên đã được trải xuống tuyến cao tốc Hậu Giang - Cà Mau. Sự thành công của phương án thi công này sẽ giải được bài toán đau đầu lâu nay: thiếu vật liệu nền thi công đường cao tốc.

Trong quá trình phát triển nhanh chóng các tuyến cao tốc vừa qua, vấn đề tìm vật liệu nền đáp ứng nhu cầu thực tế luôn là bài toán nan giải. Có nhiều lúc, tiến độ thi công phải chững lại, thậm chí tạm dừng vì thiếu vật liệu nền. Giải pháp dùng cát biển thay cho cát sông nhiều lần được các nhà khoa học đưa ra nhưng điều này quá mới mẻ, chưa có thử nghiệm nên các cơ quan quản lý luôn e dè. 

Rất kiên nhẫn, các nhà khoa học và cả doanh nghiệp kiên trì thử nghiệm giải pháp này và đưa vào ứng dụng. Chính phủ cũng đã cho cơ chế đặc thù, thực hiện thử trên tuyến hoàn trả ĐT.978 (tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) thuộc cao tốc Hậu Giang - Cà Mau một cách bài bản, cẩn trọng, khoa học, khách quan. Kết quả cho thấy cát biển đáp ứng tiêu chuẩn đối với vật liệu thi công nền đường và thực hiện tương tự như cát sông. Có thể đánh giá đây là giai đoạn mới của tham vọng "phủ" đường cao tốc trên khắp các miền của đất nước.

Riêng đồng bằng sông Cửu Long, phải thừa nhận rằng việc nhanh chóng phát triển hạ tầng giao thông, nhất là đường cao tốc là vô cùng cấp thiết. Theo số liệu từ cơ quan thống kê quốc gia, chỉ riêng lúa đã chiếm 54% diện tích và 58% sản lượng lúa của quốc gia; xuất khẩu gạo từ toàn vùng chiếm tới 93% sản lượng. Chưa kể thủy sản chiếm 77% diện tích, 40% sản lượng và 60% xuất khẩu cả nước...

Những giá trị của vùng đất đồng bằng trù phú này đủ thuyết phục để có được những kế hoạch phát triển và đầu tư tương xứng. Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nhấn mạnh phải hoàn thành hệ thống đường bộ cao tốc nối đồng bằng sông Cửu Long với khu vực Đông Nam Bộ. Theo kế hoạch, khu vực đồng bằng sông Cửu Long có 13 dự án giao thông với tổng mức đầu tư hơn 35.000 tỉ đồng được triển khai và hoàn thành riêng trong giai đoạn 2021-2025. 12 dự án đường bộ khác với tổng mức hơn 100.000 tỉ đồng cũng đang được chuẩn bị triển khai.

Đầu tư cho giao thông để phát triển kinh tế - xã hội luôn cho kết quả tốt và điều này đã được chứng minh qua thực tiễn ở Việt Nam cũng như các nước tiên tiến. Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ là tiềm năng mà sự giàu có, trù phú được thể hiện qua từng ngày. Đầu tư cho vùng đất này không phải với tư duy phát triển bình quân mà rõ ràng là đầu tư sinh lợi. Thế nhưng, chỉ tập trung riêng vào giao thông là không đủ. Kế hoạch to lớn này phải đồng hành với sự đầu tư nâng cao trình độ văn hóa, công nghệ và sẵn sàng thử thách với những cách làm ăn lớn - vốn xuất phát từ tính cách hào sảng của con người miền Tây. Sự thành công ở vùng đất miền Tây vừa mang tính đặc thù, vừa là kinh nghiệm để vực dậy những vùng đất khác còn khó khăn của đất nước. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo