xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bao giờ công khai ca khúc cho phép?: Có phần quan liêu

Hoàng Lan Anh

Thay vì quy định những bài hát nào đáp ứng những yêu cầu gì thì được hát, những bài hát thuộc những nội dung gì thì không được hát, Cục Nghệ thuật Biểu diễn lại tiếp tục duy trì quy định xin - cho

Trình diễn và thưởng thức những ca khúc hay là nhu cầu chính đáng của đông đảo khán giả lẫn nghệ sĩ. Thế nhưng nhiều nhạc phẩm xuất sắc được sáng tác trước năm 1975 lại chỉ được phổ biến trong tình trạng bất hợp pháp, vì một lý do đơn giản là chưa ai làm hồ sơ xin phép phổ biến.

Bỏ mặc hàng chục ngàn tác phẩm

Theo ông Phạm Đình Thắng, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT- DL), số ca khúc được cấp phép chỉ hơn 1.000 bài. Trong khi theo ước tính của một nhạc sĩ tên tuổi, nếu tính số ca khúc được sáng tác trước năm 1975 ở miền Nam, vùng tạm chiếm trước năm 1954 và toàn quốc trước năm 1945 thì phải lên đến cả chục ngàn tác phẩm.

img
Những ca sĩ hát nhạc xưa như Lệ Quyên (phải)
có thể vướng “bẫy” trình diễn ca khúc chưa được phép phổ biến. Ảnh: Đào Trang

Ca sĩ Tùng Dương cho rằng: “Đúng là có một số tác phẩm sáng tác trước năm 1975 mang màu sắc chính trị không phù hợp. Tuy nhiên, rất nhiều ca khúc sáng tác thời kỳ này có nội dung  ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam, tình yêu đôi lứa, tình yêu cuộc sống... có giá trị nghệ thuật và được công chúng rất yêu mến tại sao ca sĩ chúng tôi không được hát?”.

Nhạc sĩ Phạm Duy, ở tuổi 92, vừa có thêm 14 ca khúc được cấp phép phổ biến biểu diễn cuối tháng 4 vừa rồi. Tính ra trong 10 năm trở về Việt Nam định cư, nhạc sĩ này được cấp phép phổ biến 100 bài, tính trung bình mỗi năm 10 bài, một con số quá ít ỏi trong gia tài lên đến 1.000 tác phẩm của ông.
Nhạc sĩ Phạm Duy từng chia sẻ con số ấy kể cũng đã làm ông vui, nhưng niềm vui này xem ra khá chua chát, vì nếu cứ “tuần tự nhi tiến” tính ra phải đến năm 2102, số ca khúc của ông mới được phổ biến hết. Một trăm năm nữa, có chăng nhạc sĩ Phạm Duy mới có thể nghe lại trọn vẹn tác phẩm của mình dưới suối vàng!
Một nhạc sĩ nói thẳng thắn rằng Cục Nghệ thuật Biểu diễn có phần quan liêu trong việc cấp phép biểu diễn những ca khúc được sáng tác trước năm 1975. Đáng lý cần phải đề ra những tiêu chí chung cho những bài hát được sáng tác trước năm 1975, trong đó quy định những bài hát nào đáp ứng những yêu cầu gì thì được hát, những bài hát thuộc những nội dung gì thì không được hát.
Thế nhưng, Cục Nghệ thuật Biểu diễn chỉ cấp phép cho những ca khúc nào nghệ sĩ dự định biểu diễn có làm thủ tục xin cấp phép để được hát hay sản xuất đĩa nhạc, lúc đó mới xét cấp phép. Số lượng ca khúc trước năm 1975 là rất lớn, nhu cầu thưởng thức âm nhạc của người Việt Nam hiện nay cũng rất cao, do đó việc đề ra một tiêu chí chung cho nghệ sĩ có nhiều lựa chọn bài hát cũng như không vi phạm luật là điều nên làm.

Có xin mới cho !

Rất nhiều ca khúc nổi tiếng từng được hát trên các sân khấu trong nước bị loại khỏi chương trình khiến khán giả ngỡ ngàng vì đến giờ mới phát hiện là chưa được phép phổ biến. Chẳng hạn các ca khúc: Nửa hồn thương đau, Người đi qua đời tôi, Sang ngang, Tiễn em, Tương tư 4, Mười năm yêu em, Linh hồn tượng đá, Một đời tan vỡ, Mình ơi...

Theo quy định hiện hành, những ca khúc được sáng tác và phổ biến trước năm 1954, ở miền Nam trước năm 1975, những sáng tác của người Việt định cư ở nước ngoài muốn phổ biến trong nước đều phải được Bộ VH-TT-DL cấp phép phổ biến. Và các ca khúc này phải có một đơn vị tổ chức biểu diễn hoặc đơn vị sản xuất đĩa nhạc làm hồ sơ xin phép sử dụng sản xuất, biểu diễn thì lúc ấy Bộ VH-TT-DL mới xem xét cấp phép.
Trên thực tế, có rất nhiều ca khúc nhạc tình  sáng tác tại miền Nam trước năm 1975 đã được phổ biến rộng rãi thông qua băng đĩa lậu được nhập về từ nước ngoài trong nhiều năm trước đây, nay ca sĩ lấy ra sử dụng  biểu diễn trên các sân khấu mặc dù trong số đó có không ít ca khúc chưa có trong danh sách các ca khúc được phép lưu hành.

Trong rất nhiều chương trình biểu diễn tại các phòng trà ca nhạc, nhà hàng ca nhạc, ca sĩ và nhà tổ chức lắm lúc vô tình công khai biểu diễn không những ca khúc chưa được phép trình diễn mà còn những ca khúc thuộc loại cấm phổ biến.

Thực tế, trên các trang mạng âm nhạc do Nhà nước quản lý có đăng đầy đủ các nhạc phẩm ra đời trước năm 1975, trong đó có những nhạc phẩm chưa được cấp phép lưu hành và những bài hát thuộc diện cấm phổ biến như hiện nay nên dễ khiến ca sĩ, công chúng nhầm tưởng các ca khúc này đã được lưu hành hợp pháp.

Đề nghị hợp lý

Không chỉ nghệ sĩ, khán giả, các công ty sản xuất băng đĩa, công ty tổ chức biểu diễn muốn Cục Nghệ thuật Biểu diễn công khai danh mục ca khúc được phép phổ biến mà chính các cơ quan quản lý văn hóa địa phương cũng có nhu cầu này. Sở VH-TT-DL TPHCM từng đề nghị cơ quan chức năng nên lập danh sách các bài hát trước năm 1975 thuộc dạng cấm phổ biến, số còn lại nằm trong diện được biểu diễn thì áp dụng thủ tục cấp phép thông thoáng hơn cho các chương trình biểu diễn sân khấu và sản xuất CD. Tuy nhiên đề nghị này đến nay chưa được chấp nhận.

Kỳ tới: Hành trình mệt mỏi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo