xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bob Dylan và Trịnh Công Sơn

Lưu Nhi Dũ

Tôi chưa một lần dành thời gian để hỏi bản thân: “Những ca khúc của mình có phải là văn học?”. Do đó, tôi cảm ơn viện hàn lâm đã dành thời gian để cân nhắc câu hỏi đó và cuối cùng đưa ra một câu trả lời tuyệt vời đến thế”.

Đó là câu trả lời của Bob Dylan trong diễn từ mà ông vắng mặt, nhờ người khác đọc hộ, tại buổi lễ trao Giải Nobel Văn chương hôm 11-12-2016, cũng là để trả lời câu hỏi vì sao Giải Nobel Văn chương lại được trao cho một ca sĩ - nhạc sĩ. Lý giải điều này, Viện Hàn lâm Thụy Điển cho rằng danh ca ấy đã “tạo ra những biểu đạt thi ca mới bên trong truyền thống âm nhạc vĩ đại của người Mỹ” và rằng: “Nếu nhìn lại quá khứ, các bạn sẽ thấy Homer và Sappho. Họ đã viết những tác phẩm đậm chất thơ, được dành cho trình diễn. Nó tương tự cách của Bob Dylan. Ngày nay chúng ta vẫn đọc, vẫn yêu thích Homer và Sappho. Chúng ta cũng có thể và nên đọc Bob Dylan”.

Theo lý giải đó, khái niệm văn học dường như đang mở rộng hơn, khi mà bạn được khuyên nên “đọc” Bob Dylan. Tương tự, bạn cũng có thể “đọc” được nhiều điều trong hội họa chẳng hạn, vốn trong tầng tầng lớp lớp màu sắc ấy đã đậm đặc chất văn chương.

Cũng trong buổi lễ trao giải Nobel cho Bob Dylan, khi nữ ca sĩ Patti Smith trình bày ca khúc “A Hard Rain’s A-Gonna Fall” chỉ với tiếng đàn guitar thùng, tự dưng làm nhiều người nhớ đến hình ảnh của Trịnh Công Sơn, cũng với tiếng guitar bập bùng, vang lên trong các đêm hát cho sinh viên trước năm 1975.

img

Trịnh Công Sơn không chỉ nổi tiếng với những bản tình ca về những mối tình tinh khôi, thiền vọng mà còn nổi tiếng với “Kinh Việt Nam”, “Ca khúc Da vàng”. Người ta thường nói đây là những ca khúc phản chiến và đó là một phần di sản mà các nhà nghiên cứu không thể bỏ qua và sẽ còn tiếp tục khai quật nó trong tương lai.

Nên có một góc nhìn khác, từ mục đích tận cùng của nghệ thuật chính là sự cứu rỗi thân phận con người, để đến với di sản còn lại của Trịnh Công Sơn. Với Trịnh Công Sơn, “Kinh Việt Nam”, “Ca khúc Da vàng” đã nói lên thân phận của người Việt trong một cuộc chiến tranh mà đến nhiều thế kỷ sau vết thương chưa thể lành miệng.

Trong một hội thảo về chiến tranh Việt Nam được tổ chức tại Đại học Berkeley (Mỹ) trong hai ngày 17 và 18-10-2016, GS John C. Schafer của Đại học California cho rằng nhiều “ca khúc da vàng” của Trịnh Công Sơn như “Ta quyết phải sống”, “Huế - Sài Gòn - Hà Nội”, “Việt Nam ơi hãy vùng lên” với những ca từ lấy ý từ hai trường ca của Ngô Kha là “Trường ca hòa bình” và “Ngụ ngôn của người đãng trí”. Liệt sĩ, nhà thơ Ngô Kha là bạn thân của Trịnh Công Sơn.

Bob Dylan sinh năm 1941, Trịnh Công Sơn sinh 1939. Họ cùng thế hệ, cùng đối diện với những cuộc chiến tranh tàn khốc nhất của nhân loại và họ cầm cây đàn cùng hát những bài thơ ngợi ca con người và tình yêu. Những ca khúc phản chiến của Bob theo chân các binh sĩ Mỹ vào Việt Nam đầu những năm 1960 của thế kỷ trước, được phát trên các đài phát thanh, truyền hình phục vụ cho lính viễn chinh, dù quân đội Mỹ không muốn nhưng lính Mỹ thì thích. Tương tự, trước năm 1975, nhạc Trịnh Công Sơn vẫn không bị cấm.

Bối cảnh lịch sử đó, cũng là chuyện bình thường nếu Trịnh Công Sơn chịu ảnh hưởng của Bob hoặc có thể là Joan Baez - một nữ ca sĩ nhạc đồng quê người Mỹ, cùng tuổi với Bob, từng đến và hát tại Hà Nội vào năm 1972.

Ba người nghệ sĩ cùng thế hệ này nếu hội ngộ sẽ thành một nhóm “tam ca” trứ danh, đưa “gió hòa bình bay về muôn hướng...”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo