xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gặp NSƯT​ Nguyễn Công Ninh, cha đẻ vở "Dạ cổ hoài lang"

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

(NLĐO) - NS Nguyễn Công Ninh cho rằng điểm nóng thời sự mà sân khấu kịch cần gióng hồi chuông cảnh báo cho xã hội là nạn ma túy và bạo lực học đường.

Đài truyền hình TP HCM đã tổ chức chương trình chuyên đề sân khấu, giới thiệu về đạo diễn NSƯT Nguyễn Công Ninh - người đã đem về thành công cho Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ TP HCM với tác phẩm Dạ cổ hoài lang (tác giả NSƯT Thanh Hoàng) - với vai trò đạo diễn. Vở kịch đỉnh cao này đã đánh dấu sự kiện nhà hát kịch tròn 20 tuổi.

Ngoài vai trò đạo diễn, Công Ninh còn là người thầy có nhiều thập niên đứng trên bục giảng, truyền đạt nhiều kinh nghiệm, kiến thức cho học sinh. Trong số những học trò của anh, đã có rất nhiều nghệ sĩ thành danh như: Trịnh Kim Chi, Quyền Linh, Trí Quang, Lê Khánh, Mai Dũng…


Đạo diễn NSƯT Nguyễn Công Ninh

Đạo diễn NSƯT Nguyễn Công Ninh

Bạn bè đồng nghiệp của đạo diễn Nguyễn Công Ninh đã gọi sự thành công của vở kịch “Dạ cổ hoài lang” là một khúc biến tấu bất ngờ, tạo nên từ phong cách dàn dựng mới, lạ. Vở diễn này đã đánh dấu sự trưởng thành của một đội ngũ diễn viên, mà ngày nay họ là trụ cột của các sàn diễn xã hội hóa, như: Thành Lộc, Hồng Vân, Việt Anh, Quốc Thảo.

Riêng đối với NSƯT đạo diễn Nguyễn Công Ninh, để có được những bài học mới, người đạo diễn phải luôn ý thức vượt lên chính mình. Ý thức được điều này, anh đã trang bị bản lĩnh cần thiết trong nghề, để có thể đứng vững ở vị trí nhạc trưởng, chỉ huy một dàn “nhạc công” toàn những ngôi sao sáng trên bầu trời nghệ thuật phương Nam như: Thành Lộc, Hồng Vân, Việt Anh, Quốc Thảo. Sau này, vở kịch còn có nhiều ê-kíp khác thể hiện như: Lê Vũ Cầu, Thanh Hoàng, Hoài Linh, Phương Linh, Quý Bình, Ngọc Trinh, Hữu Châu, Vân Trang…và sân khấu kịch IDECAF đã có bản dựng mới do Vũ Minh làm đạo diễn.

NSƯT Nguyễn Công Ninh và con gái
NSƯT Nguyễn Công Ninh và con gái

Đạo diễn NSƯT Nguyễn Công Ninh tốt nghiệp Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Lê-nin-grát (1986-1990) và làm cho khán giả kịch nói phải chú ý đến tên tuổi mình qua các vở: Gái giang hồ quốc tế, Êlêna thân yêu, Nơi dòng sông dừng lại... được dàn dựng tại sân khấu nhỏ 5B Võ Văn Tần. Đó là hiệu quả thiết thực nhất mà Công Ninh mang về từ nền sân khấu Xô Viết mà anh và biết bao thế hệ nghệ sĩ, đạo diễn lớn lên trong chiến tranh đã từng hoài bão.

Anh kể: “Xã hội Liên Xô những năm 1990 có những xáo trộn rất lớn. Đã có một bộ phận khán giả nhận thức lại giá trị thực tại của xã hội. Hình tượng những con người lãng mạn, thơ mộng trong văn học Nga như: Zamilia, Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên của Aimatốp, hoặc hình tượng những nhân vật trong Chuyện I-ết-cút, Sân ga dành cho hai người, Bản xonát bên hồ... đã không còn chiếm lĩnh. Tất cả đã nhường bước cho sự manh nha đòi hỏi được mổ xẻ, so sánh lại giá trị nghệ thuật".

Trong khi đó ở Việt Nam, giai đoạn đầu bước vào cơ chế thị trường, sân khấu đã tự mình vận động để nhập cuộc và khao khát được đổi mới. "Tôi đã gửi gắm rất nhiều bài học giáo dục vào hai tác phẩm đầu tiên góp phần hình thành CLB sân khấu thể nghiệm, tiền thân của Nhà hát kịch sân khấu nhỏ TP HCM hôm nay”, NS Công Ninh nói thêm.


Đạo diễn NSƯT Nguyễn Công Ninh và các học trò thập niên 80 tại Trường Nghệ thuật Sân khấu II (nay là Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TP HCM)

Đạo diễn NSƯT Nguyễn Công Ninh và các học trò thập niên 80 tại Trường Nghệ thuật Sân khấu II (nay là Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TP HCM)

Chính vì luôn khao khát được làm cái mới mà NSƯT Công Ninh đã chấp nhận chia thời gian của mình ở Trường Cao đẳng Sân khấu và Điện ảnh TP HCM - nơi anh gắn bó với cương vị trưởng khoa kỷ thuật biểu diễn hơn 20 năm qua. Anh cho rằng chính môi trường đi dạy đã giúp anh luôn sống với cảm giác thử nghiệm và sáng tạo liên tục, vì "ở các bạn trẻ, suy nghĩ của họ có cái đáng cho mình suy nghĩ".

NSƯT Nguyễn Công Ninh và vợ
NSƯT Nguyễn Công Ninh và vợ

 

Cập nhật báo chí để chuyển tải lên màn ảnh

Trong căn phòng nhỏ tại Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TP HCM, nơi bao năm qua anh vẫn giảng dạy bộ môn đạo diễn và kỹ thuật biểu diễn, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với anh:

*PV: Là người đạo diễn luôn tự gắn mình vào cái mới, anh nghĩ gì về những điểm nóng thời sự mà sân khấu kịch cần gióng hồi chuông với xã hội?

- Đó là nạn ma túy, bạo hành học đường đang len lỏi vào đời sống của thanh niên. Đọc báo tôi thấy hiện nay đã xuất hiện loại ma túy viên, sau 10 lần hút có thể biến con người thành một kẻ điên loạn, không biết mình là ai và sẵn sàng gây tội ác. Sân khấu của chúng ta phải có trách nhiệm lên tiếng và cảnh báo điều đó. Bên cạnh đó, gần đây xuất hiện nhiều clip quay cảnh học sinh bạo hành trong trường học. Đây là hiện trạng cần được báo động, ngăn chặn ảnh hưởng đến truyền thống văn hóa, đạo lý của người Việt. Hơn nữa, tôi là người cuồng nhiệt với loại kịch thời sự.

NSƯT Nguyễn Công Ninh, Thanh Hoàng và Mỹ Uyên trong ngày đón nhận danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú do nhà nước phong tặng
NSƯT Nguyễn Công Ninh, Thanh Hoàng và Mỹ Uyên trong ngày đón nhận danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú do nhà nước phong tặng

* Anh còn là một gương mặt quen thuộc của điện ảnh hiện nay, nơi luôn được cập nhật hóa những điểm nóng thời sự?

- Tôi mừng vì mình được lớn thêm hơn qua nhiều vai phim, sau bộ phim Mẹ con đậu đũa, Ai xuôi vạn lý, Tôi vào đời…Tôi đã có một kênh cập nhật thông tin thời sự hiện nay để đưa vào vai diễn, đó là báo chí. Vấn đề mà các đạo diễn phim hiện nay quan tâm là phải nắm bắt và chuyển tải lên màn ảnh điều mà công chúng quan tâm.

* Anh đã từng nói cuộc sống của người nghệ sĩ giúp như một thảo nguyên mênh mông và anh luôn thích mình là một con người ngựa hoang mới đi tới để khám phá?

- Đúng, bây giờ tôi đang thèm được chứng tỏ nỗi khao khát đó với cả ba nghề: Dàn dựng, biểu diễn và dạy học.

NSƯT Nguyễn Công Ninh tại xưởng đúc tượng sáp Việt - bên cạnh các bức tượng của NSƯT Thành Lộc, bà mẹ VN anh hùng Nguyễn Thị Thứ, NSND Thanh Tòng.
NSƯT Nguyễn Công Ninh tại xưởng đúc tượng sáp Việt - bên cạnh các bức tượng của NSƯT Thành Lộc, bà mẹ VN anh hùng Nguyễn Thị Thứ, NSND Thanh Tòng.

* Anh có vẻ thích đa đoan?

- Phải thế thôi khi mà tôi là người của nghệ thuật. Nếu buông bỏ một trong những góc cạnh này có thể tôi sẽ không phải là tôi.

*Anh mong ước điều gì cho năm 2016 về sân khấu?

- Các khâu hướng tới sự chuẩn mực, không rời rạc được thực hiện như hiện nay sẽ khó mang lại thành quả tốt. Tôi mong sàn diễn năm 2016 có được những yếu tố đó.

*Niềm vui cuối năm của anh?

- Vừa rồi, dự án bảo tàng sáp Nghệ sĩ Việt mời tôi đến để đo đạc những chỉ số trên cơ thể nhằm đúc một bức tượng của tôi. Tôi chọn nhân vật người cha trong bộ phim Mẹ con đậu đũa - vai diễn mà công chúng yêu mến tôi. Đó là niềm vui cuối năm của tôi.

NSƯT Nguyễn Công Ninh bên cạnh bức tượng sáp của NS Hoài Linh
NSƯT Nguyễn Công Ninh bên cạnh bức tượng sáp của NS Hoài Linh
 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo