xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Ngọn cờ Trưng Nữ gió bay cao”

Bài và ảnh: Trường Giang

Sáng 15-3, nhà nghiên cứu sử học Trần Viết Ngạc có buổi nói chuyện chuyên đề: “Khởi nghĩa hai Bà Trưng và niềm cảm hứng của hậu thế” tại Tạp chí Sông Hương - 9 Phạm Hồng Thái, TP Huế. Nhà nghiên cứu sử học Trần Viết Ngạc sinh năm 1939, hiện sống và làm việc tại TP HCM.

Tại buổi nói chuyện, diễn giả xoay quanh những vấn đề như vị trí của Khởi nghĩa hai Bà Trưng trong lịch sử giải phóng dân tộc; về 3 vở tuồng liên quan đến hai Bà Trưng: “Trưng Nữ Vương bình ngũ lãnh” của Huỳnh Thúc Kháng viết và diễn trong nhà tù Côn Đảo; tuồng “Trưng Nữ Vương” của Phan Bội Châu viết ở Bản Thầm (Xiêm); tuồng hát “Hai Bà Trưng” của Nguyễn An Ninh viết năm 1928...

Nhà nghiên cứu sử học Trần Viết Ngạc tại buổi nói chuyện
Nhà nghiên cứu sử học Trần Viết Ngạc tại buổi nói chuyện

Ngay phần mở đầu, nhà nghiên cứu sử học Trần Viết Ngạc đã nêu cao tinh thần bất khuất của hai Bà Trưng: “Tinh thần không chịu cúi đầu trước kẻ thù đã được khởi đầu từ hai Bà Trưng” và xem đó là lòng tự trọng bẩm sinh, tinh thần bất khuất đã thấm vào trong dòng máu của mỗi chúng ta. Tinh thần ấy được biểu trưng bằng: “Ngọn đuốc bất khuất vẫn cháy sáng mãi trong tâm linh dân tộc, người anh hùng giải phóng đầu tiên của nước ta khiến kẻ thù phải khâm phục”.

Cuộc khởi nghĩa hai Bà Trưng đánh tan ách đô hộ của nhà Hán, duy trì được nền độc lập trong 3 năm, thể hiện ý chí giành lại độc lập, tự do quyết liệt suốt 1.000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta. Phạm Diệp, tác giả Hậu Hán Thư, chẳng những gọi hai Bà là Vương mà còn ghi nhận tinh thần dũng cảm ấy: “Vương thậm hùng dũng”.

Tuồng “Trưng Nữ Vương” của Phan Bội Châu xuất phát từ sự đánh giá rất cao công nghiệp của hai bà đối với dân tộc như cụ nhận định: “Thử nghĩ hơn một nghìn năm ở trong lịch sử đến bà Trưng Vương, mới thấy có một người bắt đầu chống cự với nước Tàu, mà khiến cho chúng ta có được cái vinh dự độc lập. Từ đó sắp đi noi theo mới có Triệu Quang Phục, Lý Bí, Ngô Vương Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi... mà nước ta mới có chủ quyền một nước...”. Vở tuồng ra đời lúc cụ Phan còn cày ruộng ở Bản Thầm (Xiêm) năm 1911 nhằm “cổ võ tấm lòng yêu nước, yêu giống nòi” và “gieo hạt giống cách mạng ở giữa khoảng nước biếc non xanh vậy”.

Trong vở tuồng “Trưng Nữ Vương bình ngũ lãnh” diễn ở trong nhà tù Côn Đảo, cụ Huỳnh Thúc Kháng đã thốt lên: “Gươm báu Thánh Trần mài sáng quắc/ Ngọn cờ Trưng Nữ gió bay cao”.

Nhiều nhà nghiên cứu, trí thức, văn nghệ sĩ có mặt tại buổi nói chuyện như nhà văn - dịch giả Bửu Ý, nhà văn Tô Nhuận Vĩ, nhà nghiên cứu Phạm Anh Nga... đã trao đổi, đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu sử học Trần Viết Ngạc, làm buổi nói chuyện thêm sinh động và tràn đầy không khí cởi mở, thân mật.

Một đề xuất thú vị của nhà nghiên cứu sử học Trần Viết Ngạc được mọi người ghi nhận là để kỷ niệm cuộc khởi nghĩa hai Bà Trưng và tưởng nhớ đến công nghiệp phất cờ độc lập đầu tiên của hai bà, nên chăng chọn ngày 6 tháng 2 âm lịch truyền thống thay vì kỷ niệm ghép vào ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 theo dương lịch như ngày nay.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo