xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nước mắt rơi tại họp báo "192 Hours – Giành giật sự sống..."

K.Khánh

(NLĐO) - Buổi ra mắt hồi ký "192 Hours – Giành giật sự sống từ chuyến bay định mệnh" của nữ tác giả người Hà Lan Annette Herfkens sáng 12-8 trở thành cuộc hội ngộ đầy nước mắt giữa nạn nhân sống sót duy nhất của tai nạn máy bay thảm khốc ở Ô Kha - Khánh Hòa năm 1992 và những người vợ có chồng ra đi mãi mãi cũng trong thảm họa năm đó.

Ngoài việc ra mắt ấn bản tiếng Việt của hồi ký Turbulence: A Survival Story với tên gọi 192 Hours - Giành giật sự sống từ chuyến bay định mệnh, Annette Herkens - người duy nhất sống sót trong vụ rơi máy bay Yak-40 số hiệu VN474 của Vietnam Airlines năm 1992 tại núi Ô Kha (huyện Khánh Sơn - tỉnh Khánh Hòa), cũng có dịp gặp lại những người vợ của cơ trưởng, cơ phó và cơ giới trên không của chuyến bay bị nạn.

Annette Hefkens (trái) lắng nghe tâm sự của những người vợ của cơ trưởng, cơ phó và cơ giới trên không của máy bay Yak-40. Ảnh: First News

Annette Hefkens (trái) lắng nghe tâm sự của những người vợ của cơ trưởng, cơ phó và cơ giới trên không của máy bay Yak-40. Ảnh: First News

Cả ba người phụ nữ trên đều không cầm được nước mắt khi gặp lại người may mắn duy nhất trên chuyến bay đã cướp mất những người chồng của họ. Chị Hồ Thu Thủy – vợ cơ trưởng Lưu Công Lương của máy bay Yak-40 đã ôm lấy Annette khóc nức nở.

Tác giả Annette an ủi chị Hồ Thu Thủy, vợ cơ trưởng máy bay Yak-40.

Tác giả Annette an ủi chị Hồ Thu Thủy, vợ cơ trưởng máy bay Yak-40. Ảnh: K.Khánh

Chị Thủy bộc bạch: “Chúng tôi vẫn luôn mong mỏi được gặp người sống sót trên chuyến bay có chồng chúng tôi. Ngày ấy thông tin quá ít, tôi cứ ngỡ cô đã qua đời nhưng thật mừng khi nghe cô vẫn còn sống. Vì đều mất chồng trong tai nạn máy bay nên tôi rất cảm thông cho thân nhân của nạn nhân các vụ tai nạn máy bay gần đây trên thế giới, vì có lẽ họ cũng hoang mang, mơ hồ như chúng tôi trước đây. Chúng tôi rất mừng khi có được cuộc gặp hôm nay và rất muốn được cùng chị Annette trở lại Ô Kha để tưởng niệm những người đã khuất”.

 

Cả 3 người vợ có chồng qua đời trong chuyến bay Yak-40 đều khóc trong buổi giao lưu. Ảnh: K.Khánh

Cả 3 người vợ có chồng qua đời trong chuyến bay Yak-40 đều khóc trong buổi giao lưu. Ảnh: K.Khánh

Chị Phan Thị Ngọc Khánh – vợ cơ phó Chu Minh Đông của máy bay Yak-40 cũng cố nuốt nước mắt chia sẻ về trải nghiệm đau thương khi chồng chị qua đời trong lúc chị đang hạ sinh đứa con đầu lòng.

Khác với chị Hồ Thu Thủy và chị Hồ Thị Thu Vân (vợ cơ giới Dương Công Sử của máy bay Yak-40), khi chồng qua đời chị hoàn toàn không hay biết gì do gia đình cố giấu chị để cả mẹ và con bình yên khỏe mạnh sau một tháng sinh nở đầu tiên. “Vì một tháng sau mới biết tin nên tôi đón nhận tin dữ với một tâm thế khác các chị nhưng nỗi đau vẫn quá lớn. Tôi càng thấu hiểu hơn tâm trạng của gia đình tôi và gia đình chồng khi biết tin dữ mà vẫn cố gắng giấu tôi” - chị Ngọc Khánh nói.

Ngoài chiếc máy bay bị nạn, không thể không nhắc đến tổ bay 7 người trên chiếc máy bay cứu hộ Mi-8. Lên đường làm nhiệm vụ giải cứu Yak-40 năm đó nhưng không may chiếc Mi-8 cũng gặp tai nạn khiến tất cả phi công và bác sĩ đều hy sinh. Chị Nguyễn Thị Lan – vợ cơ trưởng Nguyễn Quang Vinh của máy bay cứu hộ Mi-8 cũng đã bật khóc trong vòng ôm của Annette- người mà chồng chị và tổ bay năm xưa có nhiệm vụ đi ứng cứu.

 

Annette và chị Nguyễn THị Lan - vợ cơ trưởng máy bay cứu hộ Mi-8. Ảnh: First News.

Annette và chị Nguyễn THị Lan - vợ cơ trưởng máy bay cứu hộ Mi-8. Ảnh: First News.

Chị Lan nghẹn lời: “Trên tổ bay Mi 8, ngoài chồng tôi còn có các bác sĩ. Chồng tôi và đồng đội chưa kịp hoàn thành nhiệm vụ đã hy sinh cách chỗ cô Annette 5km. Không may mắn như những người khác, phải một tháng sau thi thể chồng tôi mới được tìm thấy. Vào thời điểm đó, tôi 26 tuổi và đang mang bầu con gái.

Với tôi, đó là một tháng trời đằng đẵng sống trong chờ đợi. Đến nay con gái tôi tuổi đã được 21 tuổi và  đang là sinh viên năm thứ 3. Giờ đây, tôi cũng cảm thấy thanh thản hơn khi đã nuôi dạy con khôn lớn, ngoan ngoãn và học giỏi, để không phụ lòng thương yêu và sự hy sinh của chồng. Gặp lại chị Annette, tôi thực sự rất mừng khi thấy chị khỏe mạnh, đó cũng là niềm an ủi đối với tôi”.

Annette (phải) nghẹn lời khi nghe chị Lan kể chuyện chồng hi sinh khi đi cứu mình. Ảnh: K.Khánh

Annette (phải) nghẹn lời khi nghe chị Lan kể chuyện chồng hy sinh khi đi cứu mình. Ảnh: K.Khánh

Trước những lời chia sẻ của chị Lan, tác giả Annette cũng trải lòng: “Trước đây tôi không hề được biết đã có đến 7 người phải hy sinh vì mình. Tôi quá sốc đến mức không biết nói gì hơn ngoài việc bày tỏ lòng biết ơn vô hạn của mình”.

Annette sẽ cùng 4 người phụ nữ có chồng hi sinh trên chuyến bay Yak-40 và máy bay Mi-8 trở lại thăm Ô Kha trong ngày 13-8. Ảnh: First News.

Annette sẽ cùng 4 người phụ nữ có chồng hy sinh trên chuyến bay Yak-40 và máy bay Mi-8 trở lại thăm Ô Kha trong ngày 13-8. Ảnh: First News.

Khi ra mắt hồi ký, Annette cho biết bà hy vọng hồi ký của mình sẽ góp một phần nhỏ để chia sẻ những đau thương mất mát với thân nhân của các tai nạn máy bay gần đây. Bà kể rằng sau khi hồi phục sau tai nạn đã thường xuyên liên lạc với một quả phụ người Thụy Điển có chồng tử nạn trong chuyến bay Yak-40.

Người quả phụ ấy luôn bị ám ảnh bởi suy nghĩ “chồng mình có phải chịu đựng đau đớn nhiều trước khi mất không”. Từ trải nghiệm của bản thân, Annette nói rằng tai nạn máy bay xảy ra vô cùng nhanh và những hành khách bị nạn cũng qua đời rất nhanh chóng, qua đó bà muốn nhắn gửi một thông điệp rằng các thân nhân hãy chấp nhận thực tại đừng để bản thân bị dằn vặt bởi những nỗi ám ảnh kiểu như vậy.

Trước khi hồi ký của Annette ra mắt phiên bản tiếng Việt, đã có một số ý kiến cho rằng bà viết sách do tác động của những tai nạn máy bay liên tục trong thời gian gần đây, nhưng thực tế phiên bản tiếng Anh của quyển sách với tên gọi Turbulence: A Survival Story đã ra mắt tại Mỹ vào tháng 2-2014, tức gần 2 tháng trước khi xảy ra vụ máy bay MH370 mất tích- sự cố máy bay nghiêm trọng đầu tiên của năm 2014. Do vậy việc quyển sách ra đời vào thời điểm nhạy cảm như hiện nay hoàn toàn chỉ là trùng hợp.

Theo tiết lộ của tác giả Annette Herfkens, sau Việt Nam, bà dự định sẽ ký hợp đồng để cuốn sách được phát hành tại Hà Lan quê hương của bà và Trung Quốc. Bà cho biết không quan tâm lắm đến doanh thu từ sách mà quan trọng là cuốn sách được viết ra có ích cho mọi người.

Ngày mai 13-8, Annette Herfkens sẽ cùng 4 người phụ nữ có chồng hy sinh trong thảm họa Ô Kha 22 năm trước có mặt tại Khánh Hòa để làm lễ tưởng niệm những người không may trên chuyến bay Yak-40 và Mi-8, sau đó tác giả sẽ đi thăm gia đình và người thân của tổ bay đã tử nạn khi thực hiện công tác cứu hộ.

 

Trong hồi ký 192 Hours - Giành giật sự sống từ chuyến bay định mệnh - được dịch giả An Điền chuyển ngữ sang tiếng Việt - Annette Herfkens kể lại những khoảnh khắc kinh hoàng của bà trong chuyến bay số hiệu VN-474 của Vietnam Airlines vào ngày 14-11-1992. Lúc đó, bà cùng chồng sắp cưới Willem van der Pas cùng 31 hành khách rời TP HCM tới Nha Trang. Khi cách Nha Trang 19 dặm, chiếc máy bay bất ngờ đâm vào núi và rơi xuống thung lũng Ô Kha. Willem van der Pas cùng các hành khách và phi hành đoàn đều qua đời do chấn thương, chỉ duy nhất Annette còn sống sót. Annette cũng chia sẻ những sự lo lắng, chờ đợi của người thân của bà và quá trình bà hồi phục để trở lại cuộc sống sau tai nạn ấy.

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo