xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Rút lại giải thưởng thơ của Phan Huyền Thư

Minh Tuệ

Chiều 20-10, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội đã họp khẩn cấp về trường hợp “nghi đạo thơ” liên quan đến bài thơ “Bạch lộ” của tác giả Phan Huyền Thư trong tập thơ “Sẹo độc lập” vừa được trao giải thưởng thơ của Hội Nhà văn Hà Nội 2015

Các nhà văn, nhà thơ trong Ban Chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội gồm: Nhà thơ Bằng Việt, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, Bùi Việt Mỹ đã đi đến quyết định thu hồi giải thưởng thơ đối với tập thơ “Sẹo độc lập” của Phan Huyền Thư trên cơ sở những phát hiện mới nhất về việc nghi đạo thơ của tác giả này.

Chứng cứ không đứng về phía Phan Huyền Thư

Mặc dù Phan Huyền Thư mới đây đã phủ nhận “đạo” thơ và tuyên bố đã sáng tác bài thơ đó từ năm 1996 nhưng Hội Nhà văn Hà Nội cho rằng chưa đủ chứng cứ pháp lý để khẳng định Phan Huyền Thư không “đạo” thơ.


Tranh chấp tác quyền có thể dẫn 2 nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan (ảnh trên) và Phan Huyền Thư ra tòa?

Tranh chấp tác quyền có thể dẫn 2 nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan (ảnh trên) và Phan Huyền Thư ra tòa?

Mới chỉ vài ngày trước đây, câu chuyện liên quan đến bài thơ “Có lẽ đã chết vẫn tốt hơn” với câu thơ “Nếu tôi chết hãy mang tôi ra biển” còn chưa kịp lắng xuống, nhà thơ Du Tử Lê cũng chưa có ý kiến gì về việc này, thì tranh chấp giữa Phan Huyền Thư và Phan Ngọc Thường Đoan đã phát lộ và trở nên gay gắt.

Vì những lùm xùm xung quanh tập thơ “Sẹo độc lập”, Hội Nhà văn Hà Nội quyết định rút lại giải thưởng đã trao cho Phan Huyền Thư
Vì những lùm xùm xung quanh tập thơ “Sẹo độc lập”, Hội Nhà văn Hà Nội quyết định rút lại giải thưởng đã trao cho Phan Huyền Thư

Phan Ngọc Thường Đoan ban đầu không có ý định kiện Phan Huyền Thư, chị chỉ yêu cầu một lời xin lỗi, cho chị và cho độc giả, mà nếu không có thì cũng chẳng sao, vì theo chị nghĩ, độc giả sẽ tự rút ra kết luận của mình. Nhưng sau khi Phan Huyền Thư lên tiếng cho rằng chị không hề “đạo” mà đã viết bài thơ này từ năm 1996 thì Phan Ngọc Thường Đoan mới bức xúc, cho biết nếu vậy chị sẽ tập hợp chứng cứ để nếu cần thì sẽ nhờ tòa phân xử.

Ông Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, cho biết sáng 20-10, hội đã nhận được bản giải trình và các bản thảo thơ mà Phan Huyền Thư còn lưu. Ông Nguyên nhìn nhận: “Phan Huyền Thư nói bản thảo chép tay đã gửi đi nên trong ổ cứng máy tính chỉ còn lưu bản đánh máy. Nhưng tài liệu này chưa đủ làm căn cứ”.

Các thông tin chi tiết hơn nữa về bản thảo mà Phan Huyền Thư đã gửi tới Hội Nhà văn Hà Nội như bản thảo đó là những tác phẩm nào? Sự giống và khác nhau giữa các bài thơ đang bị dính “nghi án” và các bài thơ khác? Hiện tại, Hội Nhà văn Hà Nội chưa thể cho biết rõ hơn.

Mò kim đáy bể!

Dù sao, Hội Nhà văn Hà Nội trong một nỗ lực lớn, cũng sẽ nhờ bạn văn ở nước ngoài tìm kiếm, xác định xem có “dấu tích” gì của bản thảo này hay không?

Phan Huyền Thư từng khẳng định chị làm bài thơ có tên “Độc ẩm với bình minh” vào cuối năm 1996, viết về một mối quan hệ sóng gió với người bạn thân. Đến cuối năm 1997, khi gửi bài thơ sang Mỹ để in, chị sửa lại bài thơ, đổi tên thành “Độc ẩm cuối thu”. Mục đích gửi thơ là để in trên tạp chí thơ của hải ngoại. Đến bây giờ, tức 18 năm sau, Phan Huyền Thư vẫn chưa rõ bài thơ đó của mình có được đăng trên ấn phẩm nào ở hải ngoại hay không. “Bây giờ tôi chỉ biết kỳ vọng là tạp chí Thơ và anh chị em văn nghệ bên đó có thể tìm lại xem đã từng in bài thơ của tôi hay chưa? Hoặc nếu có nhận bản thảo cho tôi thì còn giữ không? Kể cả thư trao đổi, ghi chú hoặc bản thảo viết tay chẳng hạn...” - chị viết.

Phan Huyền Thư cũng khẳng định thêm, năm 2007, chị đổi tên bài thơ một lần nữa thành “Bạch lộ” khi chuẩn bị bản thảo cho tập “Rỗng ngực” (in năm 2007) và viết thêm lời đề từ là “độc ẩm với Lã Bất Vi”. Khi đưa vào tập thơ “Sẹo độc lập” (2014), bài thơ giữ nguyên tên và lời đề từ đó.

Việc nhà thơ cho biết thêm những thông tin được lật lại 18 năm về trước này đã hé lộ tình tiết bất ngờ mới, có thể đây sẽ là một “kỳ án văn chương”? Nhưng đó là tạp chí thơ nào? Mỗi tạp chí hằng năm tiếp nhận hàng ngàn bản thảo giấy, hàng triệu email bản thảo, việc tìm lại văn bản cách đây 18 năm là điều không đơn giản đối với bất cứ tòa soạn nào.

Hơn nữa, giả sử chúng ta nhờ tìm lại bản thảo cũ, bản in đầu… của một đại tác gia, những kiệt tác văn học đã được khẳng định qua thời gian, chắc cũng không dễ dàng. Tìm như thế khác nào mò kim đáy bể, vậy độc giả phải chờ đợi đến bao giờ hay mãi mãi?

Một số người trong làng văn thơ cũng thắc mắc rằng tại sao Phan Huyền Thư phải đổi tên tác phẩm của mình nhiều lần như vậy? Việc này có khiến cho công tác lưu trữ và quản lý tác phẩm trở nên khó khăn? Hay còn có nguyên nhân gì khác khiến chị buộc phải đổi tên tác phẩm?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo