xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sách hay về thực dân Pháp ở Nam Kỳ

Thủy Thanh

Sưu tầm và biên dịch tài liệu gốc, nhất là những tài liệu bằng tiếng Pháp cách nay hàng trăm năm, là công việc thực sự khó, đòi hỏi không chỉ vốn ngoại ngữ, kiến thức phong phú mà cả sự cần mẫn; đòi hỏi rất nhiều thời gian, tâm sức và trên hết là sự say mê.

Ở tuổi 94, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư vừa cho ra đời một công trình sưu tầm và biên dịch như thế, đó là cuốn “Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ (1859-1954)” do NXB Tổng hợp TP HCM ấn hành (ảnh).

img

Bộ sách hơn 1.000 trang, chia thành 2 tập. Tập 1 viết về quá trình người Pháp đánh chiếm đất Nam Kỳ và công cuộc kháng Pháp kiên cường suốt gần 100 năm của dân tộc ta; về những thay đổi trong cách thức người Pháp tổ chức bộ máy hành chính các cấp ở Nam Kỳ, từ cấp quản hạt, địa hạt, thành phố đến cấp quận, tổng, làng. Tập 2 trình bày công cuộc cai trị và khai thác thuộc địa Nam Kỳ trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, thể thao...

Đây là bộ sách đầu tiên trình bày một cách đầy đủ, hệ thống về cách thức tổ chức cũng như những thay đổi trong bộ máy chính quyền ở tất cả các cấp, chính sách cai trị trên hầu hết các lĩnh vực ở Nam Kỳ, xuyên suốt hơn 100 năm từ khi người Pháp bắt đầu đánh chiếm thành Gia Định (1859) đến khi ách thống trị của họ hoàn toàn sụp đổ (1954). Để hoàn thành công trình này, tác giả dựa trên rất nhiều tài liệu gốc bằng tiếng Pháp và tiếng Việt tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, trong đó phải kể đến trọn bộ Công báo của chính quyền Nam Kỳ thuộc Pháp (Bulletin Officiel de la Cochinchine Francaise và Bulletin Administratif de la Cochinchine Francaise). Càng đáng quý hơn khi hiện giờ bộ Công báo này đã bị mủn nát, không còn khai thác được nữa.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư nói vui: “Suốt 13 năm, tôi như cậu học trò cần mẫn, đều đặn mỗi ngày 2 buổi “ngồi mòn ghế” ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, cặm cụi lần giở từng trang báo, ghi chép từng chữ”. Những cuốn tập học trò mà ông dùng để ghi chép tài liệu chất thành đống cao ngất. Phải có một niềm say mê nghiên cứu lớn lao và tình yêu sâu đậm đối với vùng đất Nam Bộ mới có thể dành cả chục năm cuộc đời cho một công trình biên khảo như thế.

“Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ (1859-1954)” của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư là nguồn tài liệu quý giá, giúp ích rất nhiều cho các nhà nghiên cứu “thực hiện những công trình giá trị và sâu sắc hơn” và cũng là bộ sách thú vị đối với những người yêu mến, quan tâm đến vùng đất Nam Bộ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo