xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chơi tranh - Đầu tư tài sản vô giá

Bài và ảnh: Thùy Trang

Cách đây hơn 20 năm, tranh Việt được gọi với cái tên đầy sức hút “thời hiện tượng Việt Nam”. Đó cũng là thời điểm thị trường tranh Việt cực kỳ náo nhiệt. Nhưng ít lâu sau, tranh Việt bắt đầu đi xuống một cách thảm hại bởi sự thờ ơ của khách thưởng ngoạn. Bây giờ, thị trường tranh bắt đầu nhộn nhịp, náo nhiệt cảnh bán - mua, công chúng không chỉ đi tìm tranh thưởng thức mà sưu tập và đầu tư tranh.

Ước lượng của người trong giới hiện có khoảng 200 nhà sưu tập tranh trẻ tuổi, một con số bất ngờ.

Giới sành điệu phân định có 5 thế hệ nhà sưu tập tranh Việt. Những người chơi tranh bây giờ thuộc thế hệ thứ 5, gồm những người rất trẻ thuộc cuối 8X đầu 9X. Ngoài giá trị vật chất, chơi tranh với họ còn là một thú vui sành điệu và để nâng cấp sự sang trọng về mặt hình ảnh cho bản thân.

Góp phần tạo sự náo nhiệt

Buổi trưa nắng gắt và ngột ngạt của tháng 4 khiến cho người ta ngại ra đường. Nhưng phòng triển lãm tranh Eight gallery (8 Phùng Khắc Khoan, quận 1, TP HCM) nơi đang diễn ra triển lãm bộ sưu tập tranh "Hơi thở nhẹ" của họa sĩ Bùi Tiến Tuấn không vì thế mà vắng khách thưởng lãm.

Cánh cửa kính khẽ dịch chuyển. Hai vị khách bước vào. Đi theo người đàn ông trạc ngoài 30 tuổi là cô bé chừng 10 tuổi. Điều lạ là bé gái 10 tuổi ấy say đắm trước những bức vẽ của Bùi Tiến Tuấn không thua gì những người lớn.

Chơi tranh - Đầu tư tài sản vô giá - Ảnh 1.

Khán giả đến xem triển lãm tranh của họa sĩ Bùi Tiến Tuấn

Sự tinh tế trong tranh Bùi Tiến Tuấn nằm ở tính ước lệ, rất kiệm ý, đan xen từng nét màu, mảng, miếng... tất cả nương vào nhau, dìu dắt nhau qua sự uyển chuyển của từng nhịp điệu, tiết tấu… Tất nhiên, không phải ai cũng đủ trình độ và kiến thức để hiểu những điều này. Vậy nên, khi bé gái tỏ ra say mê một bức tranh, nhiều người thấy ngưỡng mộ, như được truyền cảm hứng bởi tranh lâu nay chưa là món ưu tiên trong danh sách giải trí của đại đa số công chúng Việt, giới trẻ lại càng không.

Một người trong giới mỹ thuật cho biết chuyện giới trẻ quan tâm và biết thưởng thức tranh bây giờ không hiếm. Người thích tranh ngày một tăng nên người sưu tập tranh cũng vượt trội. Theo ước lượng của người trong giới, hiện có khoảng 200 nhà sưu tập tranh trẻ tuổi (thuộc thế hệ thứ 5). So với con số 100 nhà sưu tập tiếng tăm có từ năm 1945 đến nay, số lượng nhà sưu tập trẻ tăng lên gấp đôi là một bất ngờ với chính những người trong giới. Giống như những thế hệ sưu tập tranh trước đó, thế hệ thứ 5 cũng xuất hiện những cái tên nổi bật gắn liền với bộ sưu tập cũng như sự năng động của họ trong các phiên đấu giá ở trong nước lẫn ngoài nước.

Sự xuất hiện của những nhà sưu tập mới góp phần tạo nên sự náo nhiệt cho thị trường tranh Việt gần đây. Chưa kể, Việt Nam hiện có khoảng 3-4 nhà đấu giá tranh hoạt động thường xuyên, bằng nhiều hình thức (trực tiếp và qua mạng) cũng đã thu hút nhiều hơn nhà sưu tập tranh của nhiều thế hệ. Không chỉ tham gia đấu giá sàn tranh trong nước, ngày càng nhiều nhà sưu tập nội địa ra sàn tranh nước ngoài tham gia đấu giá. Từ trước đến nay, các thế hệ sưu tập tranh hội họa tại Việt Nam luôn có người ra nước ngoài đấu giá tranh nhưng thế hệ thứ 5 là có nhiều người hơn.

Tìm tranh Việt mang về

Tháng 10-2017, phiên đấu giá tranh mang tên "Họa sĩ Á châu", diễn ra tại nhà đấu giá Aguttes (Pháp) gây xôn xao dư luận khi tranh Việt chiếm spotlight (tiêu điểm). Phiên đấu giá giới thiệu 48 lô hàng, trong đó có 12 lô hàng tranh Việt với 7 bức tranh của Vũ Cao Đàm (1908-2000) và 6 bức của Lê Phổ (1907-2001). Cả hai họa sĩ đều là những tên tuổi quen thuộc tại thị trường mỹ thuật Pháp. Trong số những lô hàng đấu giá thành công, có 8 lô hàng tranh Việt. Tiêu điểm của tranh Việt tại phiên đấu giá là bức tranh "Hai thiếu nữ ngồi thêu" (mực và màu trên lụa, 79 cm x 59 cm) của họa sĩ Vũ Cao Đàm, được bán với giá 226.950 euro, so với giá khởi điểm ban đầu là 35.000 euro. Đây cũng là một trong những bức cao giá nhất của họa sĩ Vũ Cao Đàm trên thị trường đấu giá quốc tế. Mua bức tranh này là một nhà sưu tập người Việt, đến từ Hà Nội.

Chơi tranh - Đầu tư tài sản vô giá - Ảnh 2.

Bức tranh "Hai thiếu nữ ngồi thêu" của họa sĩ

Vũ Cao Đàm. (Ảnh chụp tư liệu)

Thực tế, việc đi nước ngoài đấu giá tranh đang trở thành xu hướng của nhà sưu tập tranh Việt. Các phiên đấu giá của 15 nhà đấu giá có tranh mỹ thuật Việt trải rộng khắp 5 châu nhưng phổ biến nhất vẫn là ở Pháp, Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore, Mỹ, Anh… Những phiên đấu giá này đều có các nhà sưu tập tranh Việt Nam tham gia. Nhà sưu tập tranh Trần Tuấn Linh (Hà Nội) vừa mới đấu giá thành công bức tranh "Mẹ và con ở trong vườn" của họa sĩ Lê Phổ tại nhà đấu giá Sotheby’s Hồng Kông với mức giá 35.211 USD. Cũng tại phiên này, gần 10 bức tranh khác đã thuộc sở hữu mới của người Việt. Điều khiến các nhà sưu tập Việt thường phải ra nước ngoài để đấu giá tranh vì phần lớn tranh đẹp của mỹ thuật Việt Nam đã được bán ra nước ngoài, các nhà sưu tập tranh thời nay muốn sở hữu thì phải đi mua về. Nhà sưu tập Nguyễn Minh (Hà Nội) thuộc thế hệ thứ 5, sở hữu hơn 200 bức tranh mỹ thuật Việt Nam giá trị. Phần lớn số tranh này anh phải mua lại từ nước ngoài.

Những năm gần đây, sự phát triển của công nghệ cũng giúp ích cho các nhà sưu tập. Cùng với sự nhộn nhịp của thị trường tranh, những phiên đấu giá trực tuyến ở các trang artprice.com, artsy.net, invaluable.com, liveauctioneers.com, artspace.com, onlineauction.com,… cũng nhộn nhịp hơn hẳn. Chưa kể, những trang như Amazon, eBay, eBid, Bonanza, Webstore.com, Atomic Mall, eCRATER… thỉnh thoảng đấu giá tranh Việt, không ít nhà sưu tập Việt tham dự sôi nổi. 

Những tên tuổi nổi bật

Thế hệ sưu tập tranh thứ nhất (chủ yếu hoạt động trước thập niên 1990) có cả chục tên tuổi nổi bật, như: Đức Minh, Nguyễn Xuân Oánh, Tô Ninh, Nguyễn Văn Lâm, Trần Thịnh, Nguyễn Bá Đạm, Nguyễn Viết Châu… Thế hệ thứ hai (từ đầu thập niên 1990) có Hà Thúc Cần, Danh Anh, Đặng Hải Sơn, Trần Hậu Tuấn, Bùi Quốc Chí, Nguyễn Đăng Quang… Thế hệ thứ ba (từ cuối thập niên 1990) có Quỳnh Nga, Đỗ Huy Bắc, Hàn Tấn Quang, Trần Tử Văn, Ngô Phương Quỳnh, Lê Thiệp, Phạm Phú Ngọc Trai… Thế hệ thứ 4 (từ đầu thập niên 2000) có Lê Thái Sơn, Đặng Lê Nguyên Vũ, Lan Hương, Đinh Hoa, Đỗ Thị Tuyết Mai… Thế hệ thứ 5 (từ khoảng năm 2010 trở lại đây) có Nguyễn Minh, Mai Thanh, Phan Minh Thông, Nguyễn Thanh Phượng, Nguyễn Thu Phương, Trần Tuấn Minh, Đỗ Tú Anh…

Kỳ tới: Thú chơi của nghệ sĩ

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo