xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không thể xem nhẹ tiếng nói sân khấu

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Nhiều năm qua, sàn diễn kịch nói tại TP HCM rất xem nhẹ tiếng nói sân khấu, dẫn đến thực trạng là diễn viên rất yếu về đài từ, hay nói đúng hơn là họ chưa ý thức rõ việc hóa trang đài từ, nghĩa là thay đổi giọng thoại của mình cho đúng với nhân vật.

Chưa hết, nhận xét chung của các nhà chuyên môn là có quá nhiều lỗi chính tả trong phát âm của thế hệ diễn viên trẻ. Cụ thể nhất là phát âm sai các chữ: ch, tr, x, s. "Xem kịch truyền hình thấy rõ nhất cách phát âm sai này, kiểu như: "Tôi đã từng học chong chường xưng khấu", đó là lỗi cơ bản.

Còn về cách thể hiện lời thoại, "đa số diễn viên cứ mặc định hễ nhân vật trung niên tầm tuổi 40, 50 thì cứ thoại chậm, cố tình trầm giọng mà quên rằng độ tuổi này chỉ cần thể hiện sự khẳng khái trong cách nói, tùy theo hoàn cảnh quy định của nhân vật mà thể hiện tính cách, số phận nhân vật" - nghệ sĩ Tú Trinh, bậc thầy trong việc thể hiện giọng thoại kịch của nghệ sĩ miền Nam, đã phàn nàn như vậy mỗi khi chị xem các vở diễn trên sân khấu cũng như kịch truyền hình hiện nay.

Nhà giáo chuyên dạy môn tiếng nói sân khấu Mai Thanh Dung nhận xét trong buổi chấm thi 17 học viên tốt nghiệp các khóa đào tạo diễn viên K2, K3, K4 do Sân khấu Kịch Hồng Vân tổ chức: "Diễn viên ngày nay hầu hết đều sử dụng giọng thật của mình một cách "tự nhiên chủ nghĩa" trên sàn diễn vì không thực hiện được việc biến tiếng nói sân khấu thành âm sắc giọng thoại. Điều này khiến cho sàn kịch không có nhiều giọng thoại đẹp làm khán giả say đắm như từng có: Tú Trinh, Huỳnh Thanh Trà, Nguyễn Chánh Tín, Thương Tín, Thành Lộc, Kim Xuân, Quốc Thảo, Khánh Hoàng, Hữu Châu, Hồng Đào, Hồng Vân, Thành Hội, Ái Như…".

Không thể xem nhẹ tiếng nói sân khấu - Ảnh 1.

Nghệ sĩ Thành Lộc và Thanh Thủy trong vở "Trái tim trong trắng" của tác giả Lưu Quang Vũ - họ là trong số những nghệ sĩ có giọng thoại đẹp của sân khấu kịch nói được đào tạo tại Trường Nghệ thuật Sân khấu II

"Chính vì không được đào tạo cơ bản nên diễn viên làm mất đi yếu tố "lạ hóa" trong đài từ làm các vai diễn mất đi nét hấp dẫn người xem" - NSƯT Trần Minh Ngọc nhận định.

Ông cũng chỉ ra ngay cả với các MC (người dẫn chương trình) trong nhiều chương trình truyền hình cũng xem nhẹ nghệ thuật xử lý đài từ, tiếng nói sân khấu, phát âm sai chính tả, vốn từ nghèo, dùng không chuẩn, nhất là cách nói mang đặc trưng vùng miền, vô tình làm cho các chương trình truyền hình kém thu hút, khó tạo ấn tượng đẹp.

Thực tế bộ môn tiếng nói sân khấu không bị xem nhẹ trong các trường đào tạo nghệ thuật, có hẳn một đội ngũ giáo viên chuyên biệt cho bộ môn này, thời gian học cũng khá nhiều nhưng khả năng truyền đạt và tiếp thu vẫn còn kém hiệu quả.

Cần có chuyển biến trong nhận thức giảng dạy, không để mặc diễn viên trẻ tự bơi theo kiểu "vừa học vừa làm", tự đúc rút kinh nghiệm. Cách đó đã gây tổn hại cho nhiều tác phẩm nghệ thuật khi khán giả đòi hỏi ngày càng khó hơn trong thưởng thức nghệ thuật.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo