"Chào Tiếng Việt" - một chương trình dạy tiếng Việt được Ban Truyền hình đối ngoại, Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất. Đây là chương trình dạy tiếng Việt trên truyền hình đầu tiên dành riêng cho trẻ em người Việt sinh ra, lớn lên và sinh sống ở nước ngoài có độ tuổi từ 6 đến 11, nhằm khơi gợi cho các bạn nhỏ sự hứng thú, yêu thích tiếng Việt và khám phá đất nước Việt Nam.
"Chào Tiếng Việt" nằm trong chuỗi chương trình của VTV4 góp phần quảng bá tiếng Việt và văn hóa Việt Nam ra nước ngoài. Song hành với sách giáo khoa "Chào Tiếng Việt" do Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành, chương trình được kỳ vọng sẽ trở thành bộ giáo trình trực quan sinh động về tiếng Việt dành riêng cho các bạn nhỏ người Việt Nam ở nước ngoài.
Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã chính thức phát động cuộc thi "Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2023". Đây là năm đầu tiên cuộc thi được tổ chức, hướng tới 5,3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt mở rộng thành phần tham gia tới cả những người nước ngoài yêu mến và sử dụng thành thạo tiếng Việt.
Cuộc thi "Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2023" sẽ được tổ chức thành 3 giai đoạn trong gần 5 tháng, 5 thí sinh xuất sắc nhất ở vòng chung kết, sẽ được trao danh hiệu "Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2023" tại lễ tổng kết Ngày tôn vinh tiếng Việt năm 2023 (ngày 8-9).
Chương trình “Chào Tiếng Việt” do Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất. (Ảnh do Ban Tổ chức cung cấp)
Hiện nay trên truyền hình còn có các chương trình được đông đảo khán giả yêu thích như: "Sao nhập ngũ", "Thử thách trốn thoát", "Cơ hội cho ai"… Trong đó, chương trình "Thử thách trốn thoát" thu hút khá đông khán giả nhờ chuyển tải thông điệp ý nghĩa về vấn nạn bạo hành trẻ em. Với "Sao nhập ngũ", sức hút của chương trình không chỉ đến từ những người chơi là ngôi sao của showbiz Việt mà còn bởi chương trình đem đến nhiều hình ảnh, câu chuyện nhân văn về tính kỷ luật, sự nỗ lực hết mình của người lính. Nhờ vậy, người xem có cái nhìn thiết thực hơn về đời sống quân đội.
Hay chương trình "Cơ hội cho ai" - một chương trình truyền hình thực tế về việc làm, không chỉ giúp người lao động tìm được việc, mà còn cung cấp cho giới trẻ, người lao động những kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc, xử lý tình huống. Những câu chuyện của các thí sinh đi tìm việc cũng có tác dụng truyền cảm hứng.
Trong chương trình "Sao nhập ngũ" hay "Thử thách trốn thoát", khán giả vẫn có được những giây phút thư giãn thông qua quá trình thực hiện nhiệm vụ, những màn tương tác giữa các thành viên nổi tiếng. Trong khi đó, "Cơ hội cho ai" kịch tính nhờ mỗi phần thi, hai ứng viên có trình độ chuyên môn, tuổi tác hoặc ngành nghề tương đồng, sẽ cùng tranh luận và chất vấn nhau dựa trên kiến thức chuyên môn, trải nghiệm cuộc sống. Hình thức này vừa tạo điều kiện để ứng viên thể hiện hết trình độ, năng lực bản thân, vừa mang đến nhiều thông tin thú vị cho khán giả.
Có thể nói những chương trình truyền hình dạng giải trí vừa nêu trên đã thổi một làn gió mát lành về đời sống văn hóa lành mạnh cho người xem đài. Ông Lê Đình Trọng, cố vấn chương trình "Thử thách trốn thoát", cho biết: "Khán giả ngày càng có nhu cầu cao hơn, đòi hỏi nhiều hơn đối với các chương trình truyền hình. Ngoài yếu tố giải trí, chương trình còn phải chuyển tải đến người xem những giá trị chân, thiện, mỹ. Xu hướng đưa yếu tố nhân văn vào các chương trình truyền hình là việc nên làm và cần được phát huy trong thời gian tới".
Theo các nhà chuyên môn rating và quảng cáo luôn là vấn đề quan trọng với các đài truyền hình. Điều này, những chương trình giải trí đơn thuần có thể mang lại tốt hơn. Dù vậy, gia đình là cội nguồn của xã hội, là cái gốc phát triển của con người. Và điều này hiện nay đã được các đài truyền hình lưu tâm.
Bình luận (0)