Ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc phát triển mạnh và thị trường lớn thứ hai trên thế giới này đã thu hút giới đầu tư làm phim. Tuy nhiên, hàng năm, nhiều phim được đánh giá chất lượng dưới trung bình vẫn được ra rạp nhưng lại có lượng người xem tốt.
Trước thực trạng này, một số người đổ lỗi cho bộ phận kiểm duyệt đã không làm tốt chức trách loại bỏ phim "rác", một số cho rằng nhà làm phim thiếu dần sự sáng tạo. Vài người nhìn ra được một lý do khác, không liên quan làm phim. Đó là các nhà đầu tư, sản xuất đổ vốn vào điện ảnh chỉ để thúc đẩy giá cổ phiếu công ty họ, dùng mọi cách để tăng doanh thu cho phim bất chấp độ phổ biến thực sự của nó.
Một rạp phim đã bán hết vé nhưng không một ai xem, điển hình của chiêu đầy nhưng rỗng
Nó tạo hiện tượng sốt vé ảo
Nhà phê bình điện ảnh hàng đầu Trung Quốc Raymond Zhou đã đào sâu vào mặt tối giới đầu tư phim tại thị trường này. Ông nói: "Khi bạn có một phim thắng phòng vé, giá cổ phiếu công ty đầu tư, sản xuất sẽ tăng nhiều lần trên thị trường chứng khoán, định giá đưa ra từ những so sánh giữa vốn bỏ ra và doanh thu mang lại. Vì điều này, các thiên tài tài chính đã tung chiêu: Sao không làm giả doanh thu phòng vé để thu lợi khổng lồ từ thị trường chứng khoán?"
Thay vì chọn cách tạo ra bộ phim hay để có doanh thu phòng vé thực sự và tăng giá trị trên thị trường chứng khoán, thì những bộ phim "rác" lại được các nhà đầu tư yêu thích vì vốn đầu tư không cao. Nhà đầu tư muốn kiếm lợi thực tế không phải từ thị trường phim mà là chứng khoán. Họ đặt mục tiêu là tăng giá cổ phiếu, còn tạo ra bộ phim chỉ là cái cớ nên chất lượng thế nào chẳng quan trọng.
Phim ra rạp, họ bỏ tiền mua vé toàn bộ và để trống. Các quan chức chính phủ đã điều tra và phát hiện những công ty đầu tư, sản xuất phim giả mạo doanh thu phòng vé dạng này. Thậm chí, tinh vi hơn, các mối liên kết giữa công ty sản xuất và phía phát hành giúp cho việc mua vé không còn là gánh nặng chi phí. Hai bên có thể thỏa thuận để tạo nên các con số ảo từ hệ thống phòng vé hợp pháp mà không mất tiền
Ông Raymond Zhou nói thêm về những lỗ hổng khác từ thị trường phim Trung Quốc như: kê khống thù lao sao ngoại để chuyển tiền cho mục đích riêng. Chẳng hạn, một nhà sản xuất phim báo cáo chi 10 triệu USD thù lao cho một ngôi sao Hollywood góp mặt trong phim nhưng thực tế chỉ trả 2 triệu USD. Nhờ việc kê khống, họ được quyền chuyển thêm 8 triệu USD khác ra nước ngoài mà chẳng bị cơ quan chức năng thăm hỏi, đòi hóa đơn.
Bình luận (0)